XÉT XỬ PHÚC THẨM Chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 29)

2.2. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm

2.2.5. Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩmCông việc chính và kỹ năng thực hiện: Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Về nguyên tắc chung HĐXX phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm. Thực tiễn xét xử phúc thẩm trong những năm qua cho thấy trong các trường hợp thì HĐXX phúc thẩm chỉ gồm ba Thẩm phán. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, xét thấy vụ án phức tạp hoặc vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội cần có thêm ý kiến của Hội thẩm thì báo cáo Chánh án hoặc người được Chánh án uỷ quyền quyết định thành lập HĐXX phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và hai Hội thẩm. Cần lưu ý là trường hợp này không thực hiện đối với các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao và Toà án quân sự trung ương vì ở TANDTC và TAQSTW không có Hội thẩm.

2.2.7. Nhận và xem xét chứng cứ được bổ sung tại Toà án cấp phúc thẩmCông việc chính và kỹ năng thực hiện: Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm có quyền yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ mới.

• Viện kiểm sát có thể tự mình bổ sung chứng cứ mới; người kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền bổ sung tài liệu, đồ vật. Việc giao nhận chứng cứ mới; giao nhận tài liệu, đồ vật do đương sự bổ sung phải được lập thành văn bản. Biên bản phải có chữ ký của bên giao, bên nhận và được lưu trong hồ sơ vụ án.

• Chứng cứ mới, tài liệu, đồ vật mới bổ sung đều phải được xem xét, nghiên cứu cùng chứng cứ cũ, tài liệu đã có trong hồ sơ vụ án.

2.3. Phiên toà phúc thẩm

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w