Phân biệt tội "Cướp tài sản" với một số tội có tính chất chiếm đoạt tài sản khác

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 39 - 40)

8. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯ UÝ KHI XÉT XỬ MỘT SỐ TỘI PHẠM CỤ THỂ 1 Về tội cướp tài sản

8.1.2.Phân biệt tội "Cướp tài sản" với một số tội có tính chất chiếm đoạt tài sản khác

cảm giác lo sợ của người bị tấn công.

• “Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” như cho người bị hại uống thuốc ngủ, thuốc mê, uống rượu để họ ngủ, say nhằm chiếm đoạt tài sản. Người bị tấn công có thể biết sự việc xảy ra nhưng không thể thực hiện được hành vi chống trả hoặc không nhận thức được sự việc đang xảy ra.

• Tội "Cướp tài sản" có cấu thành hình thức, chỉ cần thực hiện một trong các hành vi nói trên nhằm chiếm đoạt tài sản là tội phạm đã hoàn thành, không kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản như mong muốn hay không.

8.1.2. Phân biệt tội "Cướp tài sản" với một số tội có tính chất chiếm đoạt tài sảnkhác khác

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Xác định tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Điều 135 BLHS có hành vi khách quan "đe doạ sẽ dùng vũ lực…" là hành vi doạ sẽ gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng trong tương lai nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội. Khác với tội "Cướp tài sản" đe doạ "dùng vũ lực ngay tức khắc" thì tội "Cưỡng đoạt tài sản" là đe doạ "sẽ dùng vũ lực" tức là dùng vũ lực trong tương lai, có khoảng cách về thời gian. Sự đe doạ này không có tính nguy hiểm như tội cướp. Người bị đe doạ còn có điều kiện để chống cự lại, có thời gian để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xử lý trước khi hành vi chiếm đoạt xảy ra. Căn cứ vào các dấu hiệu cấu thành của tội cưỡng đoạt tài sản và các dấu hiệu cấu thành của tội cướp tài sản tại tiểu mục 8.1.1. để phân biệt các tội phạm này.

• Xác định tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản", tội "Cướp giật tài sản" và tội "Trộm cắp tài sản" quy định tại các điều 136, 137 và 138 BLHS. Đối với các tội phạm này, hành vi khách quan ban đầu khác nhau, người có hành vi cướp giật tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản là thực hiện hành vi công khai, không có ý định che dấu hành vi đó. Đối với tội cướp giật tài sản là lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu tài sản, người phạm tội nhanh chóng tiếp cận chủ sở hữu tài sản để chiếm đoạt và lẩn tránh. Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì công khai, lợi dụng hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để chiếm đoạt tài sản. Đối với tội "Trộm cắp tài sản" thì người phạm tội lén lút chiếm đoạt tài sản. Căn cứ vào các dấu hiệu cấu thành của các tội phạm này và các dấu hiệu cấu thành của tội cướp tài sản tại tiểu mục 8.1.1. để phân biệt sự khác nhau giữa tội cướp tài sản và các tội phạm này.

Lưu ý: Trong các trường hợp trên, nếu người phạm tội đang trong giai đoạn chiếm đoạt tài sản như vừa cầm được tài sản trong tay người bị hại thì người bị hại giành giật lại, hoặc đang trong lúc giằng co tài sản mà người phạm tội đánh, đấm, đâm, chém… người bị hại để chiếm đoạt bằng được tài sản đó thì lúc này người phạm tội đã dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản và do đó chuyển hoá thành tội "Cướp tài sản". Tuy nhiên trong trường hợp hành vi phạm tội trên đã hoàn thành, nhưng do bị phát hiện đuổi bắt mà đánh, chém… người bị hại hoặc người đuổi bắt thì đây chỉ là hành vi hành hung để tẩu thoát. Ví dụ: một người có hành vi trộm cắp tiền của người khác, khi họ vừa móc túi người bị hại, người bị hại giữ được tay họ đang cầm ví tiền, hai người đang giằng co, người phạm tội đấm, đánh người kia, làm họ bỏ tay ra, người phạm tội chiếm đoạt ví tiền và bỏ vào túi của mình rồi chạy thì trường hợp này tội trộm cắp tài sản đã chuyển hoá thành tội

“Cướp tài sản”. Nếu người phạm tội đã lấy được tài sản và bỏ đi một đoạn, người bị hại phát hiện mất trộm, nên đuổi theo bắt người phạm tội và bị đánh trả thì vẫn là tội trộm cắp tài sản với tình tiết định khung hình phạt: “hành hung để tẩu thoát” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS.

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 39 - 40)