Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn (điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS)

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 31 - 32)

5. XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ LIÊN QUAN ĐẾN PHỤ NỮ 6 QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

6.2.1.7. Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn (điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS)

• “Ngăn chặn tác hại của tội phạm” là khi tội phạm đã được thực hiện và người phạm tội tự mình hoặc có sự tác động của khách quan nên đã bằng những khả năng có thể để ngăn chặn không cho tác hại của tội phạm xảy ra.

• “Làm giảm bớt tác hại của tội phạm” là khi tội phạm đã được thực hiện, tác hại của tội phạm đang xảy ra và người phạm tội tự mình hoặc có sự tác động khách quan nên đã bằng những khả năng có thể để không cho tác hại của tội phạm xảy ra lớn hơn.

• Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào thái độ của người phạm tội (tự mình hay có sự tác động, bắt buộc của người khác…); thực tế tác hại của tội phạm đã được ngăn chặn, được làm giảm bớt…

• Trong trường hợp cụ thể cần phân biệt giữa “tác hại” và “thiệt hại” để xác định đúng và áp dụng đúng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cụ thể.

6.2.1.5. Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái phápluật của người bị hại hoặc người khác gây ra (điểm đ khoản 1 Điều 46) luật của người bị hại hoặc người khác gây ra (điểm đ khoản 1 Điều 46)

• Phải có hành vi trái pháp luật (không đòi hỏi phải là trái pháp luật nghiêm trọng) của người bị hại hoặc người khác. Người khác ở đây thường là người thân thích với người bị hại.

• Hành vi trái pháp luật đó xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thân thích của người phạm tội.

• Chỉ áp dụng tình tiết này khi có đấy đủ cả hai điều kiện “phải có hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra” và “hành vi trái pháp luật đó xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thân thích của người phạm tội”.

• Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào ai là người có hành vi trái pháp luật; hành vi trái pháp luật đó xâm phạm đến ai; mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật…

6.2.1.6. Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gâyra (điểm e khoản 1 điều 46 BLHS) ra (điểm e khoản 1 điều 46 BLHS)

• Phải do (không phải là lợi dụng) hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà phạm tội.

• Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phải do người phạm tội tự gây ra. Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn này có thể do thiên tai, địch hoạ hoặc do nguyên nhân khác gây ra (có thể do người khác gây ra).

• Chỉ áp dụng tình tiết này khi có đấy đủ hai điều kiện “phải do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà phạm tội” và “Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phải do người phạm tội tự gây ra”.

• Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào mức độ, hoàn cảnh khó khăn và khả năng khắc phục của người phạm tội.

6.2.1.7. Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn (điểm gkhoản 1 Điều 46 BLHS) khoản 1 Điều 46 BLHS)

• Chưa gây thiệt hại là khi tội phạm đã được thực hiện, nhưng thiệt hại không xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. Cần phân biệt với phạm tội chưa đạt (phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội).

• Gây thiệt hại không lớn là khi tội phạm đã được thực hiện, nhưng thiệt hại xảy ra nhỏ hơn thiệt hại mà người phạm tội mong muốn và ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội.

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w