Giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 111 - 112)

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồ

6. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRANH CHẤP VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1 Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án kinh doanh thương mạ

6.2.7. Giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt

thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân.

• Thành viên sáng lập là người góp vốn, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

• Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại các điều 41, 42, 43 và 44 Luật DN.

• Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp, không thanh toán được phần vốn góp được mua lại hoặc không thỏa thuận được về giá mua lại phần vốn góp như quy định tại Điều 43 của Luật DN thì thành viên yêu cầu công ty mua lại có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác. Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng không bắt buộc phải thực hiện theo quy định tại Điều 44 của Luật DN (khoản 3 Điều 12 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP).

• Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật DN .

• Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty là các tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thường phần vốn góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổ phần; về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty; về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty (điểm a tiểu mục 3.5 mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP). • Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp giữa các thành viên của công ty về việc trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên; về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty; về việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể, về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt

động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty (điểm b tiểu mục 3.5 mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP). • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty,

giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty thuộc Tòa kinh tế TAND cấp tỉnh (khoản 3 Điều 29 và điểm a khoản 1 Điều 34 BLTTDS).

• Khi giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty, Thẩm phán cần thu thập và kiểm tra các tài liệu sau: Sổ đăng ký thành viên, Giấy chứng nhận phần vốn góp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn được sự đồng ý của các thành viên công ty (nếu liên quan đến việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên cho người khác); Điều lệ Công ty… để đối chiếu với các quy định của Luật DN và Nghị định số 139/2007/NĐ-CP và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w