- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồ
5. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN VỀ LY HÔN 1 Thụ lý và thông báo thụ lý vụ án
5.2. Thu thập chứng cứ
Việc thu thập chứng cứ trong vụ án ly hôn có những đặc trưng riêng. Thẩm phán cần chú ý về những đặc trưng này như về những loại giấy tờ cần giao nộp, những biện pháp thu thập chứng cứ để xác định tình trạng mâu thuẫn vợ chồng.
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Các giấy tờ cần giao nộp trong vụ án ly hôn thường là: - Bản sao giấy đăng ký kết hôn;
- Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có con);
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ đăng ký hộ khẩu thường trú (xuất trình cùng bản chính);
- Các chứng cứ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng)…
• Các giấy tờ, tài liệu nói nói trên phải là bản sao có chứng thực hoặc Thẩm phán phải tự mình đối chiếu bản sao với bản chính. Nếu là giấy tờ, tài liệu từ nước ngoài gửi về thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự (Điều 418 BLTTDS).
• Hướng dẫn cho đương sự tự khai (Điều 86 BLTTDS)
- Với nguyên đơn và bị đơn cần nêu rõ yêu cầu về quan hệ hôn nhân; về việc nuôi con; về những tài sản đã thỏa thuận được chỉ yêu cầu công nhận; về những tài sản có tranh chấp và yêu cầu giải quyết;
- Với những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì trình bày về quyền và nghĩa vụ liên quan của họ.
- Xác định tình trạng hôn nhân thường phải qua phản ánh của những người có quan hệ gần gũi (như cha, mẹ); cơ quan quản lý của vợ chồng; tổ dân cư, đoàn thể xã hội mà họ sinh hoạt.
- Việc nuôi con phải kèm theo xác định về thu nhập của cha mẹ.
- Ý kiến của con nếu con đã đủ 9 tuổi trở lên (khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ). - Xác minh về nhà đất thường phải cụ thể để có thể chia hiện vật cho cả hai bên. - Việc định giá tài sản thường là gồm nhiều loại tài sản chứ không chỉ riêng nhà đất (Điều 92 BLTTDS; mục 12 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP).