Giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại cụ thể

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 101 - 102)

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồ

6. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRANH CHẤP VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1 Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án kinh doanh thương mạ

6.2. Giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại cụ thể

6.2.1. Giải quyết các tranh chấp về mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phânphối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Từ điểm a đến điểm e Điều 29 của BLTTDS.

• Khi giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, Thẩm phán cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại điểm nào của khoản 1 Điều 29 của BLTTDS để áp dụng những quy định tương ứng của Luật TM điều chỉnh. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật TM và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. Cụ thể :

- Mua bán hàng hóa (từ Điều 24 đến Điều 73 Luật TM; từ Điều 3 đến Điều 15 của Nghị định số 12/2006/NĐ-CP);

- Cung ứng dịch vụ (từ Điều 74 đến Điều 87 Luật TM);

- Đại diện, đại lý (từ Điều 141 đến Điều 149 và từ Điều 166 đến Điều 177 Luật TM; từ Điều 21 đến Điều 28 của Nghị định số 12/2006/NĐ-CP);

- Về hợp đồng vô hiệu thì căn cứ vào Điều 122 và từ Điều 127 đến Điều 138 của BLDS 2005;

• Giải quyết quan hệ tranh chấp thuê, cho thuê, thuê mua, Thẩm phán cần lưu ý: - Đối với quan hệ hợp đồng “thuê, cho thuê, thuê mua” hàng hóa thì áp dụng Luật TM giải quyết. Thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện;

- Đối với quan hệ hợp đồng “Cho thuê tài chính”, đây là là hoạt động tín dụng trung và dài hạn, thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng. Áp dụng Nghị định số 16/2001/NĐ-CP và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP để giải quyết. Thẩm quyền giải quyết là của TAND cấp tỉnh. • Khi áp dụng các chế tài thương mại, Thẩm phán cần chú ý quan hệ giữa chế tài

phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại (Điều 307 Luật TM). Cụ thể :

- Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại;

- Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.

• Bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán, tương ứng với thời gian chậm trả. (Điều 306 Luật TM). • Bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình

chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản. • Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến

mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. (khoản 13 Điều 3 Luật TM).

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w