Đánh giá chứng cứ trong việc giải quyết các vụ án về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả:

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 121 - 123)

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồ

7. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

7.3.4 Đánh giá chứng cứ trong việc giải quyết các vụ án về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả:

liên quan đến quyền tác giả:

• Tuỳ theo quan hệ pháp luật và đối tượng tranh chấp trong từng vụ án cụ thể mà Thẩm phán cần nghiên cứu, xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ do đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án. Thẩm phán có quyền yêu cầu bổ sung hoặc tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ có liên quan trong việc giải quyết vụ án.

Ví dụ: Vụ án tranh chấp quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học cần xem xét nguồn gốc, cơ sở hình thành tác phẩm; tác phẩm được hình thành trong trường hợp nào, hoàn cảnh nào, lý do sáng tạo, do ai sáng tạo, có việc sao chép, sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc… tác phẩm hay không, hoặc có việc xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm đó hay không.

• Việc đánh giá chứng cứ phải căn cứ trên nguyên tắc có hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không (Điều 28 Luật SHTT). Cụ thể, có hay không có việc:

- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; - Mạo danh tác giả;

- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;

- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó;

- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;

- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân hoặc sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao quyền lợi vật chất khác theo qui định của pháp luật, trừ trường hợp qui định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Luật SHTT;

- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;

- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;

- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;

- Cố ý huỷ bỏ làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;

- Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điên tử có trong tác phẩm;

- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;

- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo;

- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;

Lưu ý: Trong từng vấn đề cụ thể nêu trên cần có định hướng để có biện pháp thu thập chứng cứ làm cơ sở cho việc đánh giá chứng cứ.

• Theo qui định của pháp luật thì căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký (khoản 1 Điều 6 Luật SHTT).

• Tuy nhiên, viêc đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký vẫn liên quan đến việc phát sinh, xác lập quyền sở hữu nên việc thu thập chứng cứ và đánh giá chứng cứ đối với các vụ án tranh chấp quyền tác giả là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Thông thường, trong những trường hợp này các bên đương sự đều nêu ra những chứng cứ để chứng minh bảo vệ quyền lợi của họ. Do đó, việc xem xét và đánh giá chứng cứ để xác định ai là chủ sở hữu phải kết hợp từ nhiều tài liệu và từ nhiều nguồn chứng cứ có liên quan như bản thảo, bản nháp, hoàn cảnh và sự kiện cụ thể tác phẩm được hình thành.

- Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao (Điều 25 Luật SHTT)

- Giám định về sở hữu trí tuệ (Điều 201 Luật SHTT)

- Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm (Điều 204 Luật SHTT)

- Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm (Điều 205 Luật SHTT)

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w