Kháng nghị giám đốc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 70 - 71)

3. THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

3.1.2.Kháng nghị giám đốc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• GĐT là thủ tục đặc biệt, chỉ được tiến hành khi có kháng nghị GĐT. Đối tượng của việc kháng nghị GĐT là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. GĐT không phải là cấp xét xử thứ 3 sau sơ thẩm và phúc thẩm.

• Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục GĐT (Điều 283 BLTTDS) bao gồm:

- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

3.1.2. Kháng nghị giám đốc thẩmCông việc chính và kỹ năng thực hiện: Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Người có quyền kháng nghị GĐT (Điều 285 BLTTDS)

- Chánh án TANDTC và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ bị hạn chế không được kháng nghị đối với quyết định GĐT của Hội đồng Thẩm phán TANDTC;

- Chánh án TAND cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chỉ có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định của TAND cấp huyện trong phạm vi địa giới của tỉnh mình.

• Thời hạn kháng nghị GĐT (Điều 288 BLTTDS)

- Thời hạn kháng nghị là ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

- Đối với bản án, quyết định dân sự có hiệu lực trước ngày BLTTDS có hiệu lực (01-01-2005) thì áp dụng quy định về thời hạn kháng nghị GĐT theo quy định của các văn bản pháp luật tố tụng trước khi có BLTTDS có hiệu lực; cụ thể là:

+ Đối với bản án, quyết định dân sự và hôn nhân và gia đình thì thời hạn kháng nghị là ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; việc kháng nghị theo hướng không gây thiệt hại cho bất cứ đương sự nào thì không bị hạn chế về thời gian;

+ Đối với bản án, quyết định kinh doanh, thương mại, bản án, quyết định kinh tế thì thời hạn kháng nghị chỉ là chín tháng, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật;

+ Đối với bản án, quyết định lao động thì thời hạn kháng nghị chỉ là sáu tháng, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; việc kháng nghị có lợi cho người lao động thì thời hạn đó là một năm.

• Căn cứ kháng nghị GĐT (Điều 283 BLTTDS)

- Cần chú ý là có loại đối tượng kháng nghị GĐT bị hạn chế về căn cứ kháng nghị như quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự quy định chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục GĐT nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội (khoản 2 Điều 188 BLTTDS) nhưng nếu có vi phạm nghiêm trọng khác (như vi phạm nghiêm

trọng thủ tục tố tụng) vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục GĐT (tham khảo Công văn số 218/2005/KHXX ngày 29-9-2005 của TANDTC).

- Ngoài ra, theo quy định tại Điều 316 BLTTDS, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm, trừ các quyết định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 BLTTDS.

• Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục GĐT: - Việc phát hiện những vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không phải chỉ là quyền của các đương sự trong vụ án đó, mà cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cũng có quyền phát hiện và thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị (khoản 1 Điều 284 BLTTDS);

- Đối với Tòa án và Viện kiểm sát thì việc thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị khi phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật còn là nghĩa vụ (khoản 2 Điều 284 BLTTDS);

- Theo tinh thần quy định tại Điều 5 BLTTDS về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, Điều 296 BLTTDS về phạm vi GĐT thì tuy nhiều người có quyền phát hiện vi phạm nhưng sẽ chỉ có kháng nghị nếu có khiếu nại, yêu cầu của đương sự trừ trường hợp đương sự không có khả năng thực hiện việc khiếu nại hoặc có xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án;

- Đơn vị chức năng giúp việc cho người có quyền kháng nghị có thể có cả Thẩm phán (giúp cho Chánh án) nhưng không nên để Thẩm phán đã tham gia vào việc kháng nghị lại tham gia HĐXX GĐT để đảm bảo việc xét xử khách quan, chính xác.

• Phạm vi của kháng nghị quyết định phạm vi xét xử GĐT; do đó, kháng nghị không chỉ nêu ra một hay một số vi phạm, sai lầm mà phải là tất cả những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị.

• Thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị GĐT (Điều 289 BLTTDS)

Người đã kháng nghị GĐT có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị, nếu chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 288 BLTTDS. Người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa GĐT.

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 70 - 71)