- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồ
6. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRANH CHẤP VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1 Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án kinh doanh thương mạ
6.2.5. Giải quyết tranh chấp về bảo hiểm Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
• Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
• Các loại hợp đồng bảo hiểm: - Hợp đồng bảo hiểm con người; - Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
• Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định từ Điều 224 đến Điều 257 của BLHHVN. Đối với những vấn đề mà BLHHVN không quy định thì áp dụng Luật KDBH.
• Hợp đồng bảo hiểm phải lập thành văn bản và có những nội dung quy định tại Điều 13 Luật KDBH.
• Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.
• Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
• Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.
• Hợp đồng bảo hiểm được giao kết giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với doanh nghiệp bảo hiểm không được phép hoạt động tại Việt Nam bị coi là vô hiệu (khoản 2 Điều 3 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP).
• Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là 3 (ba) năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp (Điều 30 Luật KDBH).
• Thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải là 2 (hai) năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 257 BLHHVN).
• Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm:
- TAND cấp huyện giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ ký giữa tổ chức bảo hiểm với cá nhân, tổ chức không nhằm mục đích sinh lợi quy định tại khoản 3 Điều 25 BLTTDS. Ví dụ: Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người; cá nhân mua bảo hiểm xe cơ giới…
- TAND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ ký giữa tổ chức bảo hiểm với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và nhằm mục đích lợi nhuận.