Thông báo việc thụ lý vụ án: VBQPPL

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 167 - 168)

- Đối với trường hợp này (do ông B không gửi kèm theo đơn kiện quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận B) nên cần làm rõ:

6.2.3.1. Thông báo việc thụ lý vụ án: VBQPPL

VBQPPL

PLTTGQCVAHC (Điều 29, khoản 1 Điều 32) Pháp lệnh APLPTA (khoản 2 Điều 11)

Ông T.N.D. khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với mình nên theo quy định tại Pháp lệnh APLPTA ông T.N.D. không phải nộp án phí. Vì vậy, Toà án thụ lý vụ án vào ngày nhận được đơn.

6.2.3. Chuẩn bị xét xử

Thực hiện theo hướng dẫn tại mục 3 Phần thứ tư

6.2.3.1. Thông báo việc thụ lý vụ án:VBQPPL VBQPPL

Luật KNTC PLTTGQCVAHC

Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện (là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Đ.D.) và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án (khoản 1 Điều 37 PLTTGQCVAHC).

• Việc thông báo phải được lập thành văn bản và phải có đầy đủ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 37 PLTTGQCVAHC.

6.2.3.2. Yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ

Để tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ vụ án hành chính cần phải:

• Xác định đúng, đầy đủ các đương sự của vụ án, những người tham gia tố tụng khác và tạo điều kiện để họ thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

- Các đương sự của vụ án này gồm: + Người khởi kiện: ông T.N.D.;

+ Người bị kiện: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Đ.D.

• Lưu ý: Theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Luật KNTC và khoản 3 Điều 4 PLTTGQCVAHC, người bị kiện của vụ án này là Chủ tịch (người đứng đầu cơ quan) Uỷ ban nhân dân huyện Đ.D., không phải là Uỷ ban nhân dân huyện Đ.D., mặc dù trong trường hợp này Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Đ.D. đã nhân danh (thay mặt) Uỷ ban nhân dân huyện Đ.D. để ký quyết định xử lý kỷ luật ông T.N.D. - Đối tượng khởi kiện của vụ án này là quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Đ.D. đối với cán bộ, công chức (ông T.N.D.) nên là loại việc khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại khoản 19 Điều 11 PLTTGQCVAHC.

- Những vấn đề chính cần phải xem xét, giải quyết của vụ án này:

+ Diễn biến hành vi vi phạm kỷ luật của ông T.N.D.; mức độ, lỗi vi phạm…); nhân thân của ông T.N.D.;

+ Trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với ông T.N.D.; + Các căn cứ pháp luật để xử lý kỷ luật đối với ông T.N.D…; + Tính hợp pháp của quyết định xử lý kỷ luật đối với ông T.N.D...

• Xác định các biện pháp cần phải tiến hành để xác minh, thu thập chứng cứ (các khoản 4 và 5 Điều 5, khoản 2 Điều 38 PLTTGQCVAHC).

6.2.3.3. Các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ: VBQPPL VBQPPL

PLTTGQCVAHC (Điều 5, Điều 24 và Điều 38) Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Việc xác minh, thu thập chứng cứ được thực hiện bằng các biện pháp quy định tại

khoản 2 Điều 38 PLTTGQCVAHC, cụ thể là:

• Người khởi kiện (ông T.N.D.) có nghĩa vụ cung cấp cho Toà án bản sao quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc của Uỷ ban nhân dân huyện Đ.D.; bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Đ.D.; cung cấp các giấy tờ khác có liên quan (nếu có);

• Người bị kiện (Chủ tịch UBND huyện Đ.D.) có nghĩa vụ cung cấp cho Toà án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử lý kỷ luật đối với ông T.N.D. (khoản 2 Điều 5 PLTTGQCVAHC).

Xem thêm tại điểm 3.2.1 mục 3.2. mục 3 Phần thứ tư • Tòa án xác minh thu thập chứng cứ

Xem điểm 3.2.2. tiểu mục 3.2. mục 3 Phần thứ tư.

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 167 - 168)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w