2.2. Thụ lý việc dân sự
2.2.2. Xác định thời hiệu yêu cầuVBQPPL: VBQPPL:
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Thẩm phán phải kiểm tra về thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự (sau đây gọi chung là “quyền yêu cầu”):
• Thời hiệu chung là 1 năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu (điểm b khoản 3 Điều 159 BLTTDS).
• Nếu pháp luật có quy định riêng về thời hiệu đối với việc dân sự cụ thể thì áp dụng quy định riêng đó (khoản 3 Điều 159 BLTTDS).
Ví dụ: Thời hạn nộp đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định (Điều 360 BLTTDS).
• Quyền yêu cầu phát sinh trước ngày 01-01-2005 thì thời hiệu tính từ ngày 01-01- 2005 (điểm b tiểu mục 2.1 mục 2 phần IV Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP). • Thời hiệu còn được tính dựa theo các quy định khác của BLDS (theo điều 160
BLTTDS)
• Lưu ý: Về thời hiệu cần nghiên cứu mục 2 phần IV Nghị quyết số 01/2005/NQ- HĐTP
2.2.3. Thẩm quyền giải quyết việc dân sựCông việc chính và kỹ năng thực hiện: Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Phải xác định đúng thẩm quyền giải quyết việc dân sự, đặc biệt là thẩm quyền về cấp toà án. Ngoài các quy định chung phân biệt thẩm quyền giữa Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện (các điều 33 và 34 BLTTDS) cần chú ý là các yêu cầu về công nhận hay không công nhận bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đều thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.
• Cũng như việc giải quyết các vụ án dân sự, việc giải quyết các việc dân sự có yếu tố nước ngoài cần lưu ý đến quy định “không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án” (Điều 412 BLTTDS).
• Trường hợp khi xác định thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách nào sẽ do Chánh án quyết định và việc đã thụ lý rồi mới phát hiện thuộc thẩm quyền Tòa chuyên trách khác thì Tòa chuyên trách đã thụ lý vẫn tiếp tục giải quyết cũng áp dụng với
việc dân sự (điểm d, tiểu mục 1.1 mục 1 phần I Nghị quyết số 02/2005/NQ- HĐTP).
• Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án giải quyết việc dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 35 BLTTDS.
• Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của người yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 36 BLTTDS.
• Lưu ý: “thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam” đối với những việc dân sự có yếu tố nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 411 BLTTDS.
2.3. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Những việc dân sự đã có quy định thủ tục giải quyết cụ thể tại BLTTDS (như yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài…) thì áp dụng quy định của BLTTDS.
• Đối với những việc dân sự chưa có quy định thủ tục giải quyết cụ thể (như yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật…) thì áp dụng các quy định của BLTTDS về giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự (theo tinh thần quy định tại Điều 311 BLTTDS).
• Việc dân sự không có bị đơn, nhưng có “người có liên quan”: “Người có liên quan” ở đây là người tham gia tố tụng với người có đơn yêu cầu chứ không phải là người có quyền và lợi ích liên quan (như quy định ở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết…)
• Việc dân sự là việc không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý… (đoạn 2 Điều 311 BLTTDS). Do vậy, không có thủ tục hòa giải và phản tố trong thủ tục giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 10 BLTTDS thì Thẩm phán phải hoà giải khi giải quyết vụ việc dân sự. Do đó, có trường hợp là việc dân sự, không phải là vụ án dân sự, nhưng vẫn phải tiến hành hòa giải (thí dụ: yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn…)
• Việc thông báo thụ lý vụ án cho người có liên quan không trái với quy định của Chương XX nên vẫn được thực hiện như Điều 174 và Điều 175 BLTTDS. Tuy nhiên, nếu người có liên quan có tranh chấp với người có đơn yêu cầu thì phần tranh chấp đó không thể được giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự.
Ví dụ: Vợ chồng A và B thuận tình ly hôn và cùng thỏa thuận mỗi người trả một nửa số nợ 10.000.000 đồng của ông C. Nhưng khi được thông báo, ông C cho rằng vợ chồng A và B nợ ông 20 triệu chứ không phải 10 triệu thì quan hệ nợ phải được tách ra giải quyết ở vụ án khác.
• Về thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu: Trong phần những quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự không có quy định về thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu. Vì vậy, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được áp dụng theo quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 179 BLTTDS, trừ những việc dân sự đã có quy định riêng (ví dụ: thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là 20 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 325 BLTTDS).
- Trừ những việc đã có quy định riêng thì Tòa án áp dụng các quy định về chuẩn bị xét xử, trong đó có việc yêu cầu người gửi đơn bổ sung hay sửa đổi đơn yêu cầu (căn cứ vào Điều 169 và Điều 79 BLTTDS).
- Tạm đình chỉ giải quyết việc dân sự (căn cứ vào Điều 189 BLTTDS). - Đình chỉ giải quyết việc dân sự (căn cứ vào Điều 192 BLTTDS).
- Trường hợp các bên có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 của BLTTDS, nhưng trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, một hoặc các bên có sự thay đổi (một phần hoặc toàn bộ) dẫn đến tranh chấp thì được coi như đương sự rút đơn yêu cầu. Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự, áp dụng Điều 311 và điểm c khoản 1 Điều 192 của BLTTDS (quy định tại tiểu mục 7.2 mục 7 phần I Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP).
- Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự. Nội dung quyết định này áp dụng tương tự nội dung “quyết định đưa vụ án ra xét xử” quy định tại Điều 195 BLTTDS.
2.4. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự2.4.1. Thành phần giải quyết việc dân sự 2.4.1. Thành phần giải quyết việc dân sự
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Việc giải quyết yêu cầu công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài (khoản 5 Điều 26, khoản 6 Điều 28, khoản 2 và 3 Điều 30, Điều 32 BLTTDS) do Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán giải quyết (khoản 1 Điều 55 BLTTDS).
• Việc giải quyết các phần liên quan đến Trọng tài Thương mại Việt Nam (khoản 1 Điều 30 BLTTDS) thì thành phần giải quyết tuân theo pháp luật về Trọng tài thương mại (khoản 3 Điều 55 BLTTDS).
• Các việc dân sự khác ngoài 2 loại việc nêu ở trên do một Thẩm phán giải quyết (khoản 2 Điều 55 BLTTDS).
2.4.2. Về sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát nhân dân (VKS)Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• VKS tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự đối với tất cả các loại việc dân sự (khoản 2 Điều 21 BLTTDS).
• Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp (khoản 2 Điều 313 BLTTDS). • Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự phải được gửi ngay cho VKS cùng
cấp cùng hồ sơ việc dân sự. VKS phải trả lại hồ sơ cho Tòa án sau thời hạn nghiên cứu là 7 ngày (khoản 1 Điều 313 BLTTDS).
2.4.3. Về sự có mặt của những người tham gia tố tụngCông việc chính và kỹ năng thực hiện: Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Người có đơn yêu cầu hoặc người đại diện của họ “phải tham gia phiên họp”. Hậu quả sự vắng mặt của họ được quy định giống như sự vắng mặt của nguyên đơn (Điều 199 BLTTDS) tại phiên tòa (khoản 3 Điều 313 BLTTDS).
• Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ “được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp”. Tòa án có thể triệu tập người làm chứng, người phiên dịch, người giám định. Theo quy định tại khoản 4 Điều 313 BLTTDS, thì việc hoãn phiên họp hay vẫn tiến hành phiên họp khi có người vắng mặt do Tòa án quyết định.
• Theo quy định tại Điều 20 BLTTDS thì phải có người phiên dịch trong trường hợp người tham gia tố tụng sử dụng tiếng dân tộc của họ hoặc khi người tham gia tố tụng không sử dụng tiếng Việt.
2.5. Thủ tục tiến hành phiên họpCông việc chính và kỹ năng thực hiện: Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Thư ký Tòa án báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp;
• Thẩm phán khai mạc phiên họp bằng cách tuyên bố: “Hôm nay, ngày… tháng… năm, TAND quận… mở phiên họp công khai giải quyết yêu cầu… Tôi xin tuyên bố khai mạc phiên họp”. Sau đó, Thẩm phán kiểm tra sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ;
• Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của những yêu cầunày;
• Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết việc dân sự;
• Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;
• Thẩm phán xem xét tài liệu, chứng cứ;
• Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự; • Thẩm phán xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải
quyết việc dân sự.
• Trong trường hợp có người vắng mặt thì Thẩm phán cho công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp hoặc đã khai với Toà án.
• Lưu ý:
- “Quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự” đã được quy định là một phần của phiên họp (điểm h khoản 1 Điều 314). Do vậy, quyết định giải quyết việc dân sự phải được công bố ngay tại phiên họp.
- Tòa án cũng có quyền áp dụng những quy định cụ thể về phiên tòa khi tiến hành phiên họp theo tinh thần quy định tại Điều 311 BLTTDS và cũng chỉ được thực hiện trong giới hạn những quy định của BLTTDS. Ví dụ: Việc kéo dài thời gian ra quyết định không dài hơn thời gian nghị án quy định ở khoản 5 Điều 236 BLTTDS (5 ngày làm việc); việc sửa chữa, bổ sung quyết định không được vượt quá quy định tại Điều 240 BLTTDS về sửa chữa, bổ sung bản án.
Quyết định giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 315 BLTTDS.
2.6. Kháng cáo, kháng nghị, thủ tục phúc thẩm việc dân sựCông việc chính và kỹ năng thực hiện: Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Người yêu cầu và người có liên quan đều được kháng cáo và thời hạn kháng cáo là 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp họ không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được quyết định hoặc quyết định đã được niêm yết, thông báo.
• Thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là 7 ngày, của VKS cấp trên là 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định.
• Thủ tục phúc thẩm quyết định về việc dân sự bị kháng cáo, kháng nghị được thực hiện như thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự của Tòa án sơ thẩm.(Điều 318 dẫn chiếu đến Điều 280 BLTTDS).
• Lưu ý: Người yêu cầu, cá nhân tổ chức liên quan có quyền kháng cáo và Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm, trừ các quyết định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 của BLTTDS (Điều 316 BLTTDS).