Đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 119 - 120)

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồ

7. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

7.3.2 Đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Cần phân biệt vụ án đang thụ lý là vụ án tranh chấp về dân sự hay vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại để áp dụng đúng những quy định của pháp luật về tố tụng cho từng loại việc như thời hạn giải quyết, thời hiệu khởi kiện... Cần chú ý quy định về việc không thay đổi Tòa án giải quyết (Tòa án đã thụ lý vụ án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án đó mặc dù sau khi thụ lý phát hiện vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án chuyên trách khác).

Lưu ý: Phân biệt vụ án dân sự với vụ án hành chính:

- Có những khởi kiện từ chính người có quyền về sở hữu trí tuệ nhưng không phải là khởi kiện dân sự mà là khiếu kiện hành chính như: khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp; việc cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả; việc phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ; việc thu giữ tang vật, phương tiện liên quan đến việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...

- Khi đối tượng bị kiện là hành vi hành chính, quyết định hành chính thì đó là vụ án hành chính. Cần phân biệt với trường hợp cơ quan hành chính cũng đã giải quyết nhưng đương sự không đồng ý và được quyền yêu cầu giải quyết theo trình tự dân sự, như trường hợp xác định mức bồi thường thiệt hại.

7.3. Giải quyết vụ án tranh chấp về quyền tác giả

7.3.1 Quyền khởi kiện vụ án về quyền tác giả, quyền liên quan

• Cá nhân, tổ chức quy định tại Điều 44 của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP, có quyền khởi kiện vụ án dân sự về quyền tác giả, quyền liên quan tại Toà án nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

• Cơ quan nhà nước, tổ chức liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 162 của BLTTDS và hướng dẫn tại tiểu mục 2.1 mục 2 Phần I của Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP.

7.3.2 Đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giảCông việc chính và kỹ năng thực hiện: Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Đối tượng quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả:

- Đối tượng quyền tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kỳ

phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào.

- Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) bao gồm cuộc biểu diễn của người biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; cuộc phát sóng của các tổ chức phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. • Sau đây là những điều kiện khởi kiện vụ án về quyền tác giả, quyền liên quan đến

quyền tác giả:

- Quyền tác giả, quyền liên quan đã phát sinh theo các quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 của Luật SHTT.

- Có tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan. (Khi đương sự khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan và lợi ích hợp pháp của họ, thì Toà án phải xem xét mà không phân biệt việc họ đã có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan hay chưa, họ đã nộp đơn hay chưa nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan).

- Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan vẫn còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. (Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 739 của BLDS 2005, tại Điều 27 và Điều 34 của Luật SHTT và tại Điều 26 của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP).

Lưu ý: Nếu quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định nêu trên (trừ các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ) đã hết thời hạn bảo hộ, thì Toà án không thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết tranh chấp về các quyền đó, trừ trường hợp pháp luật không quy định thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả.

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w