Đánh giá chứng cứ trong việc giải quyết các vụ án về quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 125 - 126)

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồ

7. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

7.4.3. Đánh giá chứng cứ trong việc giải quyết các vụ án về quyền sở hữu công nghiệp

nghiệp

• Đối với quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thì điều kiện để được bảo hộ là những quyển sở hữu công nghiệp này phải đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ.

- Văn bằng bảo hộ gồm:

+ Bằng độc quyền sáng chế;

+ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;

+ Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; + Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

+ Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

• Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra đối với một trong các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp nói trên, thì Thẩm phán giải quyết vụ án phải:

- Xác định hướng thu thập chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp; - Đánh giá chứng cứ dựa trên nguyên tắc xem xét xem có hành vi xâm phạm hay không.

• Trong các vụ án tranh chấp quyền về nhãn hiệu hàng hóa thì Thẩm phán cần phải xem xét, phân tích và so sánh những vấn đề sau đây:

- Dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hòa này với hàng hóa khác cùng loại;

- Từ ngữ, hình ảnh, màu sắc hoặc sự kết hợp nhiều màu sắc, tạo nên nhãn hiệu hàng hóa; và

- Dấu hiệu (chữ cái, chữ số, hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu…) gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, có trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ hay không.

• Đối với tranh chấp kiểu dáng công nghiệp thì Thẩm phán cần phải xem xét, phân tích, so sánh:

- Những dấu hiệu và tất cả các đặc điểm tạo kiểu dáng thuộc phạm vi bảo hộ với các dấu hiệu, đặc điểm của sản phẩm bị nghi ngờ vi phạm;

- Sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm bị nghi ngờ vi phạm có gần giống hoặc có khác biệt cơ bản với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ hay không.

• Khi xem xét đánh giá chứng cứ đối với những tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp, Thẩm phán cần phải xem xét, đánh giá trực tiếp sản phẩm cụ thể đồng thời so sánh sản phẩm đó với văn bằng bảo hộ được cấp. Thẩm phán phải chú ý xem xét độc lập không chỉ dựa vào hình ảnh mà đương sự giao nộp.

• Giá trị chứng minh của chứng cứ thể hiện ở chỗ, dựa vào chứng cứ đó, Thẩm phán có thể xác định được có hay không những tình tiết chứng minh cho yêu cầu của đương sự. Những sự kiện, tình tiết không có giá trị chứng minh sẽ bị loại bỏ trong quá trình đánh giá chứng cứ.

• Ví dụ: Đối với kiểu dáng của một sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ, nếu người bị cho là xâm phạm đưa ra tài liệu để chứng minh rằng người đó đã sử dụng ý tưởng từ các tài liệu, hình ảnh khác tạo ra kiểu dáng cho sản phẩm của họ, thì tài liệu sẽ bị loại bỏ trong quá trình đánh giá chứng cứ.

• Khi đánh giá chứng cứ Thẩm phán phải đánh giá từng chứng cứ, để xem xét kết luận về mức độ chính xác và giá trị chứng minh của từng chứng cứ.

• Một tài liệu chỉ có giá trị xác định sự thật khi nó phù hợp với các tình tiết của vụ án và với thực tế khách quan.

Lưu ý: Trong những vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, ngoài việc có tranh chấp về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đương sự còn có yêu cầu bồi thường thiệt hại, Thẩm phán phải xem xét đánh giá chứng cứ về yêu cầu bồi thường theo các qui định của pháp luật như:

- Giám định về sở hữu trí tuệ (Điều 201 Luật SHTT)

- Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm (Điều 204 Luật SHTT)

- Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm (Điều 205 Luật SHTT) • Khi giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu hàng hóa cần chú ý đến tiêu chí "tương tự tới mức gây nhầm lẫn". Đây là tiêu chí không chỉ dùng cho các cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mà còn là tiêu chí xác định đã có sự vi phạm khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w