Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 73 - 74)

3. THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

3.1.4. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Thànhphần Hội đồng GĐT (Điều 54 BLTTDS)

- Hội đồng GĐT, TT của Toà án nhân dân cấp tỉnh là Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh.

Khi Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh tiến hành xét xử GĐT, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên tham gia.

- Hội đồng GĐT, TT của Toà chuyên trách Toà án nhân dân tối cao gồm có 3 Thẩm phán.

- Hội đồng GĐT, TT của Toà án nhân dân tối cao là Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Khi Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao tiến hành xét xử GĐT, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên tham gia.

• Thủ tục phiên tòa GĐT (Điều 295 BLTTDS)

- Phiên toà GĐT có Hội đồng GĐT và có đại diện Viện kiểm sát cùng cấp.

- Tại phiên toà GĐT của Uỷ ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì Chánh án làm chủ toạ phiên toà, Thư ký tòa án ghi BBPT.

- Những người tham gia tố tụng có thể được triệu tập tham gia phiên tòa GĐT nếu xét thấy cần thiết. Tham gia phiên tòa còn có những "người khác" được Tòa án triệu tập. "Người khác" có thể là người không phải là đương sự trong vụ án nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc xét xử nội dung kháng nghị.

- Sau khi chủ toạ khai mạc phiên toà, một thành viên của HĐXX GĐT trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị.

- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị. - Khi người tham gia tố tụng hoặc người khác được triệu tập đến phiên tòa GĐT thì những người này được trình bày ý kiến của mình về quyết định kháng nghị. - Hội đồng GĐT tiến hành thảo luận và đưa ra ý kiến của mình về hướng giải quyết. Các thành viên phải thảo luận về từng điểm trong kháng nghị, trình bày rõ lý do để lý giải cho những quan điểm của mình.

- Đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm của mình về những điểm kháng nghị và hướng giải quyết vụ án.

- Cuối cùng, Chủ toạ phiên tòa đưa ra phương án giải quyết để Hội đồng biểu quyết.

• Cách thức biểu quyết:

- Phiên tòa GĐT không có giai đoạn nghị án riêng. Đại diện Viện kiểm sát được có mặt tại phiên tòa ngay cả khi Hội đồng GĐT thảo luận và biểu quyết.

- Những người là đương sự hoặc không phải là người thuộc bộ phận giúp việc cho người kháng nghị hoặc cho Hội đồng GĐT thì chỉ được tham gia phát biểu tại phiên tòa trong giai đoạn khai mạc phiên tòa và khi Hội đồng GĐT xem xét chứng cứ tại phiên tòa.

- Theo khoản 4 Điều 295 BLTTDS, Hội đồng GĐT biểu quyết về việc giải quyết vụ án. Hội đồng GĐT trước hết phải biểu quyết: Tán thành hay không tán thành kháng nghị.

Sau đó biểu quyết:

+ Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (toàn bộ hay về quyết định nào).

+ Huỷ về quyết định nào thì phải nói rõ huỷ quyết định đó của bản án, quyết định.

+ Huỷ bản án giao về Toà án địa phương xét xử lại từ giai đoạn sơ thẩm, hay từ giai đoạn phúc thẩm.

• Quyết định GĐT của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh và Hội đồng Thẩm phán TANDTC phải được quá nửa tổng số thành viên (không phải là số thành viên có mặt) của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc của Hội đồng Thẩm phán TANDTC tán thành. Nếu trong trường hợp quyết định GĐT không được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc của Hội đồng Thẩm phán TANDTC biểu quyết tán thành thì phiên tòa GĐT phải được hoãn. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa, Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh, Hội đồng Thẩm phán TANDTC phải tiến hành xét xử lại vụ án với sự tham gia của toàn thể các thành viên.

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w