Giải quyết tranh chấp về vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường đường biển

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 102 - 104)

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồ

6. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRANH CHẤP VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1 Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án kinh doanh thương mạ

6.2.2. Giải quyết tranh chấp về vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường đường biển

đường biển

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

• Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển bao gồm:

- Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển (từ Điều 70 đến Điều 97 BLHHVN 2005);

- Hợp đồng vận chuyển theo chuyến (từ Điều 98 đến Điều 118 BLHHVN 2005). • Chứng từ vận chuyển bao gồm: Vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng

• Vận đơn có ba chức năng :

- Là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; - Là bằng chứng về sở hữu hàng hoá dùng để định đoạt, nhận hàng;

- Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. • Vận đơn có thể được ký phát dưới các dạng sau đây:

- Ghi rõ tên người nhận hàng, gọi là vận đơn đích danh;

- Ghi rõ tên người giao hàng hoặc tên những người do người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn theo lệnh;

- Không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn vô danh.

• Trường hợp trong vận đơn theo lệnh không ghi rõ tên người phát lệnh trả hàng thì người giao hàng mặc nhiên được coi là người có quyền đó.

• Chuyển nhượng vận đơn:

- Vận đơn theo lệnh được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn. Người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng trong vận đơn theo lệnh là người nhận hàng hợp pháp.

- Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách người vận chuyển trao vận đơn vô danh đó cho người được chuyển nhượng. Người xuất trình vận đơn vô danh là người nhận hàng hợp pháp.

- Vận đơn đích danh không được chuyển nhượng. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp.

• Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hoá được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.

• Giấy gửi hàng đường biển:

- Là bằng chứng về việc hàng hoá được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển;

- Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển; và - Không được chuyển nhượng.

• Chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thoả thuận về nội dung, giá trị.

• Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ; nếu là hàng hoá mau hỏng hoặc việc gửi là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hoá thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá hàng hóa trước thời hạn đó.

• Việc xử lý hàng hoá do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam thực hiện theo Nghị định số 46/2006/NĐ-CP.

• Khi nhận hàng, người nhận hàng phải thanh toán cho người vận chuyển cước vận chuyển và các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản

tiền đó chưa được thanh toán trước. Người vận chuyển có quyền từ chối trả hàng và có quyền lưu giữ hàng, nếu người gửi hàng và người nhận hàng chưa thanh toán đủ các khoản nợ hoặc người vận chuyển chưa nhận được sự bảo đảm thoả đáng. • Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hoá vận chuyển theo chứng từ vận

chuyển là 1 (một) năm, kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng.

• Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến là 2 (hai) năm, kể từ ngày người khiếu nại biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm.

• Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển (từ Điều 123 đến Điều 137 BLHHVN 2005).

• Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường tổn thất do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khoẻ và mất mát, hư hỏng hành lý là 2 (hai) năm.

• Thẩm quyền giải quyết thuộc về TAND cấp tỉnh.

• Thẩm phán cần lưu ý: Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển có yếu tố nước ngoài mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Toà án Việt Nam. (điểm b khoản 1 Điều 411 BLTTDS).

• Việc bắt giữ tàu biển được thực hiện theo PLTTBGTB có hiệu lực từ ngày 01-7- 2009 (xem Phần thứ Sáu - Bắt giữ tàu biển của Sổ tay Thẩm phán).

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w