Quy định chung về phiên tòa sơ thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 60)

02 năm,kể từ ngày phát sinh sự kiện gây thiệt hại (Điều 186 Luật HKDDVN ).

1.3.1. Quy định chung về phiên tòa sơ thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện

Công việc chính và kỹ năng thực hiện

• Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.

• Trong trường hợp HĐXX quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72, các điều 199, 200, 201, 203, 204, 205 206, 207, 215 và khoản 4 Điều 230 của BLTTDS thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không quá 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày HĐXX ra quyết định hoãn phiên tòa. (Điều 280 BLTTDS và mục 3 Phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP)

• BBPT phải ghi đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 211 BLTTDS. Sau khi kết thúc phiên tòa, Thư ký Tòa án phải tự mình kiểm tra lại BBPT để sửa chữa những điểm không chính xác. Chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào BBPT. (Điều 211 BLTTDS và mục 4 Phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP).

• BBPT phải ghi đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 211 BLTTDS. Sau khi kết thúc phiên tòa, Thư ký Tòa án phải tự mình kiểm tra lại BBPT để sửa chữa những điểm không chính xác. Chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào BBPT. (Điều 211 BLTTDS và mục 4 Phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP).

• Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký Tòa án phổ biến nội quy phiên tòa, kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập tham gia phiên tòa, nếu có người vắng mặt thì phải làm rõ lý do. (Điều 212 BLTTDS).

• Cần yêu cầu mọi người trong phòng đứng dậy khi HĐXX vào phòng xử án, Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. (khoản 4 Điều 212 và khoản 1 Điều 213 BLTTDS).

• Sau khi đọc xong quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đề nghị mọi người ngồi xuống và Thư ký Tòa án báo cáo danh sách những người tham gia phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì nêu rõ lý do. (Điều 213 BLTTDS). • Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cước của các đương sự, phổ biến

quyền và nghĩa vụ của họ và những người tham gia tố tụng khác (theo quy định tại các điều tương ứng tại Chương VI BLTTDS).

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w