- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồ
8. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 1 Tranh chấp lao động cá nhân
8.2.2. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Thẩm phán phải xem xét tranh chấp lao động tập thể này, trước khi yêu cầu TAND giải quyết, đã tuân theo đúng trình tự mà pháp luật quy định chưa.
• Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 165a BLLĐ.
• Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện :
- Sau khi hai bên đã tiến hành hòa giải theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 165a nhưng không thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 165a BLLĐ mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
- Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấp hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 170a mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì mỗi bên có quyền yêu cầu TAND giải quyết hoặc tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
• Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Toà án được thực hiện theo quy định của BLTTDS (Điều 170b, khoản 2 Điều 178 BLLĐ). - Trước tiên Thẩm phán cần phải căn cứ Biên bản hòa giải không thành (nếu đã qua hòa giải) và quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (nếu đã yêu cầu Chủ tịch giải quyết) để xác định nguyên nhân, mâu thuẫn dẫn đến việc hòa giải không thành giữa người lao động và người sử dụng lao động, và lý do gì mà tập thể lao động chưa thỏa mãn với giải quyết của Chủ tịch huyện, lý do để người lao động không chấp nhận hoặc lý do người sử dụng lao động không đáp ứng các yêu cầu của tập thể lao động.
- Thẩm phán cần xem xét những yêu cầu của tập thể lao động về quyền mà pháp luật lao động đã quy định đối với người lao động trong Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật về lao động khác.
- Căn cứ vào Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác để xem xét giữa các yêu cầu của tập thể lao động với những gì mà người sử dụng lao động chưa thực hiện để bảo vệ các quyền cho tập thể người lao động.
- Người sử dụng lao động đã giải quyết các quyền của tập thể lao động đến đâu so với yêu cầu của tập thể người lao động.
- Quan điểm của người sử dụng lao động. - Yêu cầu cụ thể của tập thể người lao động.
• Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.
- Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền: Theo quy định của BLLĐ sửa đổi, bổ sung năm 2006, từ ngày 01-7-2007 ở các doanh nghiệp chưa có Ban chấp hành công đoàn cơ sở, thì tập thể lao động cử ra người đại diện thay mặt cho tập thể lao động.
- Việc lựa chọn Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể do tập thể lao động và người sử dụng lao động quyết định.
- Các vụ tranh chấp tập thể về quyền đều xuất phát từ sự vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động.
- Theo quy định của BLLĐ thì TAND có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền. Trình tự, thủ tục giải quyết tại Toà án được thực hiện theo quy định của BLTTDS. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 31 BLTTDS thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động...(phải hiểu đây là trình tự, thủ tục giải quyết dành cho tranh chấp lao động tập thể về lợi ích).