Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 71 - 73)

3. THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

3.1.3. Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Quyết định kháng nghị GĐT không những phải gửi ngay cho các đương sự và cơ quan thi hành án mà còn phải gửi cho Tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị và đặc biệt là phải gửi cho cả những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.

• Trong trường hợp Chánh án TANDTC hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh kháng nghị, thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. Hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền GĐT.

• Trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền GĐT.

• Thẩm quyền GĐT (Điều 291 BLTTDS):

- Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh GĐT bản án, quyết định của TAND cấp huyện bị kháng nghị;

- Các Tòa chuyên trách của TANDTC (Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động) GĐT bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh bị kháng nghị;

- Hội đồng Thẩm phán TANDTC GĐT bản án, quyết định của các Tòa Phúc thẩm và các Tòa chuyên trách khác của TANDTC;

- Trường hợp những bản án, quyết định về cùng một vụ án nhưng thuộc thẩm quyền GĐT của các cấp Tòa án khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền cấp trên GĐT toàn bộ vụ án.

• Thời hạn mở phiên tòa GĐT (Điều 293 BLTTDS):

• Phiên tòa GĐT phải được mở trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày Tòa án có thẩm quyền GĐT nhận được kháng nghị.

• Chuẩn bị phiên tòa GĐT (Điều 294 BLTTDS)

- Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án. Bản thuyết trình phải tóm tắt nội dung vụ án, các bản án, quyết định của các cấp Tòa án và nội dung kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi cho các thành viên của Hội đồng GĐT chậm nhất là 7 ngày trước ngày mở phiên tòa GĐT.

- Thẩm phán được phân công phải nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị các tài liệu và các văn bản pháp luật. Việc xét xử GĐT đạt kết quả thấp hay cao, HĐXX có đưa ra được quyết định đúng hay sai phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị bản thuyết trình của Thẩm phán.

- Trong kháng nghị thường đã nêu ra những căn cứ để kháng nghị (tức là những sai sót của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật), phạm vi kháng nghị (kháng nghị toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, hay kháng nghị một phần bản án hay quyết định đó). Thẩm phán cần nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án bị kháng nghị, sau đó đối chiếu với những vấn đề kháng nghị nêu ra để đưa ra phương án xử lý:

+ Kết luận của bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Nếu điều này xảy ra thì có nghĩa là bản án, quyết định của Toà án không có căn cứ.

+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Việc xét xử bị coi là có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nếu việc xét xử không tuân thủ đầy đủ các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.

+ Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Toà án phải vận dụng đúng pháp luật điều chỉnh loại tranh chấp đó để giải quyết vụ án. Thẩm phán cần nghiên cứu kỹ, đối chiếu giữa căn cứ kháng nghị, phần của bản án, quyết định bị kháng nghị và văn bản pháp luật liên quan.

Lưu ý: Đối với những vụ án phức tạp và những vụ án đã bị kháng nghị nhiều lần, bản thuyết trình của Thẩm phán cũng cần thể hiện đầy đủ các thông tin này.

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w