Nghe lời trình bày của các đương sự Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 61 - 62)

02 năm,kể từ ngày phát sinh sự kiện gây thiệt hại (Điều 186 Luật HKDDVN ).

1.3.5. Nghe lời trình bày của các đương sự Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

BLTTDS không quy định việc hòa giải giữa các đương sự là bắt buộc tại phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của hòa giải, trong thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, chủ tọa phiên tòa phải hỏi các bên đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì HĐXX ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay, các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. (Điều 220 BLTTDS).

1.3.4. Hỏi các đương sự về yêu cầu của họCông việc chính và kỹ năng thực hiện: Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• HĐXX chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự, nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu. (khoản 1 Điều 218 BLTTDS).

• Trong trường hợp đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu đó là tự nguyện thì HĐXX chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút. (khoản 2 Điều 218 BLTTDS và mục 6 Phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP).

• Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn. (Điều 219 BLTTDS và mục 7 Phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP). • Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập trở thành bị đơn. (khoản 2 Điều 219 BLTTDS và mục 7 Phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP).

1.3.5. Nghe lời trình bày của các đương sựCông việc chính và kỹ năng thực hiện: Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Chủ toạ phiên tòa hỏi nguyên đơn trước, sau đó là bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập về việc có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện (đối với nguyên đơn), yêu cầu phản tố (đối với bị đơn), yêu cầu độc lập (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập) hay không. (Điều 217 BLTTDS).

• Nghe lời trình bày của các đương sự về các yêu cầu của họ theo trình tự quy định tại các điều 221, 223, 224, 225 và 226 BLTTDS.

• HĐXX công bố các tài liệu của vụ án, nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình hoặc có thể cùng với các đương sự đến xem tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên toà được trong các trường hợp quy định tại các điều 227, 228 và 229 BLTTDS, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 227 BLTTDS.

• Chủ toạ phiên toà yêu cầu người giám định trình bày kết luận về vấn đề được giao giám định. Trong trường hợp người giám định không có mặt tại phiên toà thì chủ toạ phiên toà công bố kết luận giám định. (Điều 230 BLTTDS).

• Chủ toạ phiên toà hỏi người làm chứng theo quy định tại Điều 226 BLTTDS. • Kết thúc việc xét hỏi tại phiên toà nếu thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét

đầy đủ, sau khi chủ toạ phiên toà hỏi Kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác mà họ không có yêu cầu hỏi gì thêm. Nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ thì chủ toạ tiếp tục việc hỏi. (Điều 231 BLTTDS)

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w