Giải quyết tranh chấp về xây dựng Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 109 - 111)

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồ

6. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRANH CHẤP VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1 Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án kinh doanh thương mạ

6.2.6. Giải quyết tranh chấp về xây dựng Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình (Điều 3 Luật XD).

• Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh;

- Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng; bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường;

- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật;

- Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng.

• Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình (Điều 3 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP).

• Người quyết định đầu tư hoặc người uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư.

• Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình

và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

• Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.

• Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP. Trường hợp chủ đầu tư không có tổ chức tư vấn giám sát đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.

• Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện giám sát tác giả theo quy định tại Điều 22 của NĐ 209/2004/NĐ-CP.

• Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng:

- Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng. Đối với những công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng phải nghiệm thu lại. Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu;

- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng.

• Thời hạn bảo hành được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đã hoàn thành để đưa vào sử dụng và được quy định như sau:

- Không ít hơn 24 tháng đối với mọi loại công trình cấp đặc biệt, cấp I;

- Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình còn lại (khoản 1 Điều 29 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP).

• Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của chủ đầu tư theo các mức sau: - 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng thuộc loại công trình cấp đặc biệt, cấp I;

- 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng còn lại (khoản 2 Điều 29 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP)

• Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.

• Trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng được thục hiện theo Điều 30 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.

• Khi có sự cố công trình xây dựng, chủ đầu tư phải báo cáo sự cố công trình theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.

• Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng. Đối với công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước,mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Nguồn tiền thưởng được trích từ phần lợi nhuận do việc sớm đưa công

trình bảo đảm chất lượng vào sử dụng, khai thác hoặc từ việc tiết kiệm hợp lý các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng. (Điều 110 Luật XD).

• Thời hiệu khởi kiện về xây dựng là 2 (hai) năm, kể từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước bị xâm phạm (Điều 159 BLTTDS).

• Tranh chấp về hợp đồng xây dựng thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 29, điểm b khoản 1 Điều 33 BLTTDS.

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w