CHUẨN BỊ XÉT XỬ

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 145 - 150)

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồ

3. CHUẨN BỊ XÉT XỬ

3.1. Thông báo việc thụ lý vụ ánVBQPPL VBQPPL

PLTTGQCVAHC (các khoản 1 và 2 Điều 37) Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Phải thông báo cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án (khoản 1 Điều 37 PLTTGQCVAHC).

• Việc thông báo phải được lập thành văn bản và phải có đầy đủ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 37 PLTTGQCVAHC.

3.2. Xác minh, thu thập chứng cứ

3.2.1. Các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ VBQPPL VBQPPL

PLTTGQCVAHC (Điều 5, Điều 24 và Điều 38) Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Việc xác minh, thu thập chứng cứ được thực hiện bằng các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 38 PLTTGQCVAHC, cụ thể là:

• Yêu cầu các đương sự cung cấp, bổ sung chứng cứ hoặc trình bày về những vấn đề cần thiết. Các tài liệu, chứng cứ do các đương sự phải nộp cho Tòa án gồm:

- Người khởi kiện “có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc, bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có), cung cấp các chứng cứ khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (khoản 1 Điều 5 PLTTGQCVAHC);

- Người bị kiện có nghĩa vụ cung cấp cho Toà án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giải quyết việc hành chính, hồ sơ xét kỷ luật mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc có hành vi hành chính (khoản 2 Điều 5 PLTTGQCVAHC);

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (khoản 3 Điều 5 PLTTGQCVAHC);

- Nếu xét thấy các tài liệu, chứng cứ các đương sự nộp cho Tòa án chưa đầy đủ hoặc chưa rõ ràng thì cần yêu cầu đương sự cung cấp, bổ sung chứng cứ hoặc trình bày về những vấn đề chưa rõ, những vấn đề cần thiết khác cho việc giải quyết vụ án. Việc yêu cầu cần được thể hiện bằng văn bản và ghi rõ những yêu cầu cụ thể. • Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp bằng chứng có ý

nghĩa cho việc giải quyết vụ án (khoản 5 Điều 5 PLTTGQCVAHC). Việc yêu cầu này cần được làm bằng văn bản dưới hình thức: “Quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ”. Quyết định này cần có các nội dung chính sau đây:

- Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Tòa án ra quyết định; - Tên, địa chỉ của người yêu cầu cung cấp chứng cứ (nếu có);

- Lý do của việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ;

- Chứng cứ cụ thể cần được cung cấp cho Tòa án; - Thời hạn thực hiện việc cung cấp chứng cứ.

• Yêu cầu người làm chứng trình bày về những vấn đề cần thiết (Điều 24 PLTTGQCVAHC). Cần chú ý:

- Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể được tiến hành tại trụ sở Tòa án hoặc ngoài trụ sở Tòa án và do Thẩm phán thực hiện. Thư ký Tòa án chỉ có thể giúp Thẩm phán ghi lời khai của đương sự vào biên bản;

- Về nguyên tắc cần yêu cầu người làm chứng viết bản trình bày về những vấn đề họ biết có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. Chỉ trong trường hợp họ không thể tự viết được mới ghi biên bản lấy lời khai.

• Xác minh tại chỗ

- Để xác minh tại chỗ cần ra quyết định xác minh tại chỗ. Quyết định này cần có các nội dung chính sau đây:

+ Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Tòa án trong quyết định; + Đối tượng và những vấn đề cần xem xét tại chỗ;

+ Thời gian, địa điểm tiến hành xem xét tại chỗ.

- Quyết định này cần phải được gửi cho Ủy ban Nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét tại chỗ và đề nghị cử đại diện tham gia việc xem xét tại chỗ. Quyết định này cũng cần được giao hoặc gửi cho đương sự để họ biết và chứng kiến việc xem xét tại chỗ (không bắt buộc họ phải có mặt).

• Trưng cầu giám định và tiến hành một số biện pháp cần thiết khác

- Việc trưng cầu giám định cần được làm thành văn bản dưới hình thức: “Quyết định trưng cầu giám định”. Quyết định này cần có các nội dung chính sau đây:

+ Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Tòa án ra quyết định;

+ Tên, địa chỉ của tổ chức giám định nếu Tòa án trưng cầu tổ chức giám định hoặc họ, tên, địa chỉ của người giám định việc được trưng cầu giám định nếu Tòa án trưng cầu người đó tiến hành giám định;

+ Nguồn gốc và đặc điểm của đối tượng giám định;

+ Tên các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo; + Những vấn đề cần giám định;

+ Các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giám định; + Thời hạn trả kết luận giám định.

- Quyết định này cần được gửi cho các đương sự, tổ chức giám định, giám định viên.

3.2.2. Tòa án xác minh thu thập chứng cứVBQPPL VBQPPL

Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP

PLTTGQCVAHC (các điều 4, 5, 6 và các điều từ Điều 19 đến Điều 28)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Về nguyên tắc các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh. Tòa án chỉ xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp xét thấy cần thiết (nếu việc xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính được toàn diện, chính xác, công minh, đúng pháp luật).

Để tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ vụ án hành chính bảo đảm là cần thiết, cần phải:

• Xác định đúng, đầy đủ các đương sự của vụ án, những người tham gia tố tụng khác và tạo điều kiện để họ thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình (các

khoản 4, 5, 6 và 7 của Điều 4, Điều 5 và Điều 6, và các điều từ Điều 19 đến Điều 28 của PLTTGQCVAHC; mục 4 Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP).

• Xác định chính xác đối tượng khởi kiện của vụ án thuộc loại việc nào trong các loại việc khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại

Điều 11 PLTTGQCVAHC và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. • Xác định những vấn đề chính cần giải quyết trong vụ án để có quyết định về những

vấn đề cần phải chứng minh, phải xác minh, thu thập chứng cứ chứng minh và các văn bản quy phạm pháp luật cần áp dụng.

• Xác định các biện pháp cần phải tiến hành để xác minh, thu thập chứng cứ (khoản 4 và 5 Điều 5, khoản 2 Điều 38 PLTTGQCVAHC).

3.3. Xác định thời hạn chuẩn bị xét xửVBQPPL VBQPPL

PLTTGQCVAHC (Điều 37)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Phải xác định đúng thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án và hết thời hạn đó phải có một trong các quyết định theo thủ tục chung.

• Thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 37 PLTTGQCVAHC (kể từ ngày thụ lý vụ án đến ngày mở phiên tòa) được xác định như sau:

- Thời hạn chuẩn bị xét xử là hai tháng hai mươi ngày;

- Đối với những vụ án phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là bốn tháng.

3.4. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiVBQPPL VBQPPL

PLTTGQCVAHC (Điều 33)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Theo quy định tại Điều 33 PLTTGQCVAHC thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được tiến hành ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án.

• Về nguyên tắc chung, chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ lợi ích cấp thiết của đương sự, bảo đảm việc thi hành án khi đương sự có đơn yêu cầu và xem xét có đủ căn cứ pháp luật. Tòa án tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Viện kiểm sát có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhưng phải chịu trách nhiệm về quyết định đó (việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này chỉ áp dụng đối với những trường hợp hết sức cấp thiết và có đầy đủ căn cứ pháp luật).

• Chỉ được ra quyết định áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 34 PLTTGQCVAHC.

• Cần lưu ý là trong quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải ghi rõ thời hạn có hiệu lực của quyết định, nhưng không được quá thời hạn giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Đây là một sự khác biệt với tố tụng dân sự.

• Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đồng thời cùng với việc nộp đơn khởi kiện có nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì cần căn cứ vào quy định của BLTTDS để xem xét quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này.

3.5. Ra quyết định trong thời hạn chuẩn bị xét xử

Trong thời hạn hai tháng (tối đa là ba tháng), kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định sau đây:

- Đưa vụ án ra xét xử;

- Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án; hoặc - Đình chỉ việc giải quyết vụ án.

3.5.1. Đưa vụ án ra xét xửVBQPPL VBQPPL

PLTTGQCVAHC (Điều 39)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Khi xét thấy vụ án có đủ các điều kiện để đưa ra xét xử, thì phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Quyết định này phải có các nội dung theo quy định tại Điều 39 PLTTGQCVAHC.

3.5.2. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ ánVBQPPL VBQPPL

PLTTGQCVAHC (Điều 40)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Khi xét thấy vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 40 PLTTGQCVAHC thì ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.

• Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì tiếp tục giải quyết vụ án.

3.5.3. Đình chỉ việc giải quyết vụ ánVBQPPL VBQPPL

PLTTGQCVAHC (các điều 31 và 41)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Khi xét thấy vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 41 PLTTGQCVAHC thì ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

• Nếu vụ án thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện quy định tại Điều 31 PLTTGQCVAHC thì xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.

3.5.4. Gửi các quyết địnhVBQPPL VBQPPL

PLTTGQCVAHC (Điều 42)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Cần phải gửi các quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án; quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án cho đương sự; Viện kiểm sát cùng cấp theo quy định chung (Điều 42 PLTTGQCVAHC).

3.6. Xác định tính đặc thù trong việc giải quyết vụ án hành chínhVBQPPL VBQPPL

PLTTGQCVAHC (Điều 3)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Trong vụ án hành chính luôn có một bên (bên bị kiện) là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bên bị khiếu kiện (luôn liên quan đến việc thi hành công vụ).

• Khi xác định người bị kiện cần phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc đó là thuộc cá nhân hay cơ quan nhà nước, tổ chức. Khi là cá nhân thì không phải họ và tên một người cụ thể mà là người có chức vụ, chức danh cụ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc cụ thể đó (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng công an phường…)

• Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án không tiến hành hòa giải, nhưng tạo mọi điều kiện để các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (khoản 2 Điều 3 PLTTGQCVAHC).

3.7. Xem xét người khởi kiện vụ án hành chính có đồng thời yêu cầu đòi bồithường thiệt hại hay không thường thiệt hại hay không

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Xác định yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về vấn đề gì (danh dự, nhân phẩm, tinh thần, tài sản …).

• Xem xét pháp luật dân sự điều chỉnh vấn đề có liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

• Áp dụng pháp luật tố tụng dân sự để giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 145 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w