- Đối với trường hợp này (do ông B không gửi kèm theo đơn kiện quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận B) nên cần làm rõ:
6.3. Quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa
Nội dung vụ án: Ngày 13-07-1999, Cục sở hữu công nghiệp cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá số 31 500 cho Cơ sở Đ. V. Đ. bảo hộ nhãn hiệu “Á Lâm 999” cho sản phẩm trà thuộc nhóm 30.Ngày 21-12-2000, Cục sở hữu công nghiệp ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 31 500 đã cấp cho Cơ sở Đ. V. Đ. với các lý do sau:
− Nhãn hiệu “Á Lâm 999” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 31 500 giống với nhãn hiệu “Á Lâm 999” mà Cơ sở Á Lâm đã sử dụng rộng rãi từ trước ngày ưu tiên (là ngày 06-4-1998) của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 31 500;
− Việc Cơ sở Đ. V. Đ. nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Á Lâm 999” là không trung thực (trước khi nộp đơn đăng ký ông Đ. đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh trái phép trà nhãn hiệu “Á Lâm 999”);
− Trong một số tài liệu do ông Đ. cung cấp, ông Đ. đã thừa nhận ông bắt đầu kinh doanh trà với nhãn hiệu “Á Lâm 999” vào năm 1997.
− Ngày 31-12-2000, ông Đ. khiếu nại quyết định của Cục sở hữu công nghiệp nêu trên.
− Ngày 15-2-2001, Cục trưởng Cục sở hữu công nghiệp có văn bản giải quyết khiếu nại của ông Đ. với nội dung không chấp nhận các khiếu nại của ông Đ. và giữ nguyên hiệu lực của quyết định hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
− Ngày 01-3-2001, ông Đ. khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân tỉnh B. yêu cầu huỷ bỏ quyết định của Cục sở hữu công nghiệp và giữ nguyên hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 31 500 của Cục sở hữu công nghiệp đã cấp cho Cơ sở Đ. V. Đ.
Những công việc cần tiến hành để giải quyết vụ án: