8. Cấu trúc luận văn
1.3.4. Phương pháp tổ chứchoạt động giáo dục an toàn giao thôngcho học
ở trường tiểu học.
- Phương pháp hợp tác theo nhóm: Là phương pháp trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
- Phương pháp giải quyết vấn đề: Là xem xét, phân tích những vấn đề/tình huống cụ thể thường gặp phải trong đời sống hằng ngày và xác định cách giải quyết, xử lí vấn đề/tình huống đó một cách có hiệu quả.
- Phương pháp đóng vai: Là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
- Phương pháp trò chơi: Là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, thái độ, việc làm thông qua trò chơi nào đó.
- Phương pháp dạy học dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành.
Để hỗ trợ hiệu quả phương pháp GD ATGT một số kĩ thuật dạy học tích cực trong GD ATGT cho HS TH cần được quan tâm thực hiện, đó là:
- Kĩ thuật mảnh ghép thể hiện quan niệm/chiến lược học hợp tác, trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và liên kết giữa các nhóm.
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy giúp HS hệ thống hóa kiến thức, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức; phát triển kĩ năng tư duy logic, tư duy phê phán cho HS
Mỗi một phương pháp hay kĩ thuật sẽ có nhưng ưu điểm và nhược điểm nhất định, không có phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học nào là vạn năng mà tùy thuộc vào mỗi bài học, mỗi hoạt động GV cần phối hợp, vận dụng linh hoạt các PP dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình GD ATGT cho HS.