8. Cấu trúc luận văn
3.4.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
Tương quan về xếp hạng trong đánh giá giữa tính cấp thiết và khả thi nói chung khá tương đồng. Trong đó, Biện pháp 1 cả hai tính chất đều được đánh giá cao (cấp thiết hạng 1, khả thi hạng 1), tiếp theo là các biện pháp 2, 3, 5, 4, 6. Biện pháp 3 về “Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, đủ sức tổ chức thực hiện có hiệu quả các HĐ GDATGT cho HS trong nhà trường” được đánh giá thấp cả về tính cấp thiết và tính khả thi.
- Nhìn chung, các biện pháp quản lý HĐ GDATGT cho HS ở các trường TH trên địa bàn TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được đề xuất có tính cấp thiết và khả thi tương đối cao nhưng ĐTB cho tính khả thi thấp hơn.
Để đánh giá sự tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, tác giả dùng phương pháp toán thống kê tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman. Cụ thể như sau:
- Công thức tính: 2 2 6. D r = 1 - N.(N - 1) . Trong đó:
r: Hệ số tương quan thứ bậc Spearman;
D: Hiệu số thứ bậc giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất.
N: Số biện pháp quản lý đề xuất. - Chuẩn đánh giá:
r > 0: Tương quan thuận, nghĩa là các biện pháp đề xuất phù hợp, thống nhất; r < 0: Tương quan nghịch, nghĩa là các biện pháp đề xuất không phù hợp, không thống nhất với nhau;
r ≥ 0,70: Tương quan chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp đề xuất phù hợp, thống nhất với nhau;
0,50 ≤ r ≤ 0,69: Tương quan tương đối chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp đề xuất tương đối phù hợp, tương đối thống nhất với nhau;
r < 0,50: Tương quan lỏng, ít chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp đề xuất ít phù hợp, ít thống nhất với nhau.
Bảng 3.2. Điểm trung bình và xếp hạng về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất
TT Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi
D
ĐTB XH ĐTB XH
1
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục ATGT cho CBQL, GV, HS
3,78 1 3,70 1 0
2 Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa hoạt động giáo dục ATGT ở các trường tiểu học
3,66 2 3,68 2 0
3
Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, đủ sức tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục ATGT cho HS trong nhà trường
3,31 6 3,25 6 0
4
Chỉ đạo thực hiện giáo dục ATGT đồng bộ qua các môn học chính khóa và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3,59 3 3,30 5 -2
5
Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh ở các trường tiểu học
3,38 5 3,42 4 +1
6
Đảm bảo thực hiện đúng vai trò chủ trì, phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong giáo dục ATGT cho học sinh
3,49 4 3,45 3 +1
Thay các giá trị vào công thức ta có tính được:
r = 1 – {6.(0 + 0 + 0 +4 + 1 + 1)/6(36 -1)} = 0,83
Đối chiếu với các khoảng trong chuẩn đánh giá đã nêu ở trên ta thấy có tính tương quan chặt chẽ giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Nghĩa là các biện pháp đề xuất phù hợp, thống nhất với nhau (tính cấp thiết càng cao thì khả năng triển khai thành công càng cao).
Đây là cơ sở quan trọng đảm bảo rằng nếu được đưa vào áp dụng thì các biện pháp quản lý HĐ GDATGT ở các trường TH tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định sẽ thành công, góp phần nâng cao chất lượng GD.
Tiểu kết Chương 3
Việc đề xuất một số biện pháp quản lý được dựa trên những nguyên tắc nhất định, đó là đảm bảo tính mục đích, tính hệ thống, kế thừa, đảm bảo tính thực tiễn và khả thi. Mỗi biện pháp đều nêu rõ mục đích, nội dung và biên pháp thực hiện, các điều kiện để thực hiện thành công.
Các biện pháp quản lý GD ATGT trong nhà trường nhằm giúp các nhà trường khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc GD ATGT cho HS nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện trong các nhà trường. Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của 6 biện pháp, kết quả cho thấy, các biện pháp đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Qua đó cũng khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp, thấy rõ mối liên hệ, tác động qua lại với nhau một cách chặt chẽ. Vì vậy việc thực hiện một cách đồng bộ cả 6 biện pháp sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác GD ATGT, đồng thời qua đó cũng gián tiếp tác động đến ý thức của CMHS, giúp họ điều chỉnh hành vi khi tham gia giao thông, tạo nên hình ảnh đẹp trên các phố phường của tỉnh.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận
1.1 Về lý luận
Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về HĐ GDATGT, xác định rõ nội hàm của các khái niệm cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu đề tài như: ATGT, HĐ GDATGT, quản lý và quản lý hoạt động GD ATGT; xác định rõ mục tiêu, hệ thống hóa được nội dung, hình thức, phương pháp, nguyên tắc và các điều kiện để thực hiện HĐ GDATGT cho HS ở trường TH. Cơ sở lí luận cũng là cơ sở khoa học để nghiên cứu việc quản lý HĐ GDATGT cho HS ở trường TH. HT cần phải quản lý HĐ GDATGT cho HS TH theo các chức năng quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra; thể hiện đầy đủ các chức năng quản lý trong lúc tiến hành các hoạt động quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và điều kiện GD ATGT cho HS ở trường TH.
1.2 Về thực trạng
Qua việc nghiên cứu và phân tích kết quả khảo sát thực trạng, tác giả nhận thấy rằng công tác quản lý HĐ GDATGT cho HS của HT một số trường TH TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đã có nhiều ưu điểm. Đa số CBQL, GV, CMHS và HS đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như mục tiêu của HĐ GDATGT cho HS TH. Đây là cơ sở tiền đề giúp cho HĐ GDATGT cho HS ở các trường TH được thuận lợi và có thể đạt được kết quả như mong đợi. HĐ GDATGT cho HS ở các trường TH cơ bản đảm bảo nội dung, chương trình GD ATGT cho HS và được triển khai dưới nhiều hình thức và phương pháp GD tương đối phù hợp. Bên cạnh đó, phần lớn CBQL đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục các trở ngại, khó khăn để thực hiện tương đối tốt các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức/phân công, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá trong các nội dung quản lý HĐ GDATGT cho HS.
Tuy nhiên, còn những nội dung, phương pháp, hình thức quản lý GD ATGT hiệu quả chưa cao; việc thực hiện các chức năng quản lý của HTchưa đồng đều; thiếu biện pháp sáng tạo; điều kiện hỗ trợ cho hoạt động GD ATGT còn khó khăn.
1.3 Các biện pháp
Dựa trên cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng quản lý HĐ GDATGT cho HS ở các trường TH TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, luận văn đề xuất 6 biện pháp được đánh giá có tính cấp thiết và tính khả thi cao, đó là: “Tăng cường tuyên truyền, GD nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục an toàn giao thông cho CBQL GV và HS”; “Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá HĐ GDATGT ở các trường TH”; “Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, đủ sức tổ chức thực hiện có hiệu quả các HĐ GDATGT cho HS trong nhà trường”; “Chỉ đạo thực hiện GD ATGT đồng bộ qua các môn học chính khóa và hoạt động GD ngoài giờ lên lớp”; “Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện HĐ GDATGTcho HS ở các trường TH”; và “Đảm bảo thực hiện đúng vai trò chủ trì, phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong GD ATGT cho HS”.