Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 85 - 88)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Các biện pháp phải có tính khả thi, phù hợp với khả năng và điều kiện dạy học thực tế tại các trường TH trên địa bàn TP Quy Nhơn hiện nay. Hiện nay, đặc điểm về điều kiện CSVC, trình độ đội ngũ GV và HS, những thói quen và kinh nghiệm của mỗi GV và CBQL,... trong mỗi nhà trường là khác nhau. Những biện pháp quản lý HĐ GDATGT trong các trường TH có một số nội dung đã được thực hiện và cần được phát huy. Nhiều nội dung còn hạn chế cần được đổi mới, được đẩy mạnh. Đây là những yếu tố từ thực tiễn đòi hỏi các biện pháp QLGD ATGT mới trong giai đoạn tiếp theo phải được xem xét và tiến hành.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục an toàn giao thông cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

3.2.1.1. Mục đích đề xuất biện pháp.

quan trọng và tính cấp thiết của HĐ GDATGT nhằm giúp cho họ hiểu rằng GD ATGT là yêu cầu cấp thiết nhằm tạo ra văn hoá giáo thông lành mạnh và bảo đảm sự an toàn cho mọi HS; tạo sự thống nhất, đồng thuận giữa các lực lượng GD trong nhà trường, giữa các bộ phận trong nhà trường (chi bộ, công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội, …).; từ đó tạo thành quyết tâm của cả tập thể hội đồng sư phạm nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GD ATGT cho HS.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Lập kế hoạch nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS: Xác định mục tiêu của kế hoạch là GD, tuyên truyền cho 100% CBQL, đội ngũ GV, CMHS ở các trường TH về tầm quan trọng của HĐ GDATGT cho HS TH; về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với HĐ GDATGT cho HS TH. Nội dung tuyên truyền là các chủ trương, văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT về GD ATGT cho HS TH; các trường triển khai hiệu quả HĐ GDATGT,... Phương pháp tuyên truyền chủ yếu là phương pháp đóng vai, phương pháp giải quyết vấn đề, trò chơi. Hình thức tuyên truyền là tổ chức các chuyên đề trong các buổi sinh hoạt chào cờ (1 tiết/1 tuần), họp chuyên môn (2 tuần/1 lần), họp CMHS (3 lần/1 năm học),…Một trong những phương tiện giúp chúng ta làm tốt công tác truyền thông, đó là mạng Internet thông qua trang web của trường. Ngoài ra, sách báo, tạp chí, ti vi, radio cũng là phương tiện tuyên truyền hỗ trợ tốt góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ về tính cấp thiết của HĐ GDATGT cho HS TH.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao nhận thức của CBQL, GV và CMHS về tầm quan trọng của HĐ GDATGT cho HS TH. HT phân công cho PHT phụ trách HĐ GDATGT thực hiện tuyên truyền cho toàn thể đội ngũ CBQL, GV trong các buổi họp hội đồng sư phạm, họp chuyên môn. Đội ngũ GV chủ nhiệm có trách nhiệm tuyên truyền đến 100% CMHS lớp mình về tầm quan trọng của GD ATGT. Các đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Tổng phụ trách) thực hiện tuyên truyền đến toàn thể đội ngũ, HS trong các tiết sinh hoạt dưới cờ.

- HT chỉ đạo thực hiện việc nâng cao nhận thức: Đưa nội dung thực hiện việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS khi xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch

tháng. Thông qua các buổi họp liên tịch, họp hội đồng sư phạm, họp chi đoàn, họp Ban chấp hành Công đoàn mỗi tháng, HT thường xuyên đôn đốc nhắc nhở bộ phận hay cá nhân được giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GD ATGT.

- Kiểm tra thực hiện việc nâng cao nhận thức: Trong kế hoạch kiểm tra nội bộ của trường, kế hoạch kiểm tra giám sát của ban thanh tra nhân dân thực hiện kiểm tra chuyên đề về việc thực hiện nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GD ATGT. Ngoài ra, kiểm tra mức độ nắm bắt của đội ngũ GV về các chủ trương, văn bản chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên thông qua các bài kiểm tra tự luận trong các hội thi GV giỏi cấp trường mỗi năm.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác GD ATGT cho HS TH đến đội ngũ CBQL, GV và CMHS thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo, các lớp tập huấn, các bảng tin, email, … Đồng thời, tổ chức các buổi mạn đàm, mời các chuyên gia về GD ATGT đến trao đổi, chia sẻ về tầm quan trọng của ATGT và GD ATGT cho HS TH để GV, CMHS có cơ hội tìm hiểu về tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác GD ATGT.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, CMHS về tầm quan trọng của HĐ GDATGT, bằng các việc làm cụ thể như: Giới thiệu những trang web bổ ích hay các trang có liên quan đến việc GD ATGT cho HS đến các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường cũng như HS. Trang bị đầy đủ các tài liệu tham khảo, tạp chí, sách báo liên quan đến công tác GD ATGT,…tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng GD trong nhà trường tiếp cận được những quan điểm hiện đại trong mục tiêu GD toàn diện.

- Tổ chức cho GV, CMHS, HS và đại diện các tổ chức đoàn thể đi tham quan, giao lưu, học tập những tập thể, cá nhân điển hình trong HĐ GDATGT ở các trường TH trong và ngoài TP, tỉnh.

- Tăng cường biện pháp kích thích, động viên về tinh thần để các lực lượng GD tích cực tìm hiểu và có những hoạt động nâng dần chất lượng GD, rèn luyện

ATGT cho HS. Nhân rộng những nhân tố tích cực trong HĐ GDATGT cho HS. Có hình thức tuyên dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác GD ATGT, nhân rộng điển hình nhằm tạo sức lan tỏa trong đội ngũ sư phạm.

- Thường xuyên theo dõi tư tưởng, thái độ của đội ngũ GV trong công tác GD ATGT cho HS để kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ GV có những nhận thức chưa đúng về HĐ GDATGT.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Được Sở GD, Phòng GD & ĐT quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ hoạt động. Được cấp trên hỗ trợ bổ sung kế hoạch tài chính cho các hoạt động tuyên truyền GD ATGT các trường TH.

Đội ngũ CB, GV có ý thức trách nhiệm cao; tích cực tham gia học tập nâng cao nghiệp vụ, trình độ.

Ban chỉ đạo nhà trường phải có năng lực, năng khiếu, tâm huyết, được tập huấn nghiệp vụ công tác lãnh đạo, có uy tín cao, có khả năng tập hợp đoàn kết và sáng tạo trong tổ chức HĐ GDATGT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)