Biện pháp 3: Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, đủ sức tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 91 - 96)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, đủ sức tổ chức thực hiện

trường

3.2.3.1. Mục đích đề xuất biện pháp.

Xây dựng và duy trì được một cơ cấu bộ máy hợp lý, quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy, nhằm giúp các thành viên trong Ban chỉ đạo, trong lực lượng GD của nhà trường hiểu rõ công việc mình làm,

phối hợp hoạt động ăn khớp với nhau, tạo nên sức mạnh của bộ máy quản lý và của tập thể nhà trường trong công tác GD ATGT.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Theo kế hoạch mỗi đầu năm học, xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức của ban ATGT trường theo cấu trúc tổ chức trực tuyến – tham mưu – chức năng, trong đó phải cụ thể tất cả trách nhiệm của các thành viên trong ban ATGT từ trách nhiệm, nhiệm vụ chung của toàn ban đến nhiệm vụ riêng của từng thành viên trong nhà trường. Trao đổi, thảo luận để mỗi tổ chức chính trị, cơ quan, đoàn thể, các gia đình xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ cũng phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường GD ATGT làm tăng tính hiệu quả của công tác GD ATGT cho HS.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

a)Chú trọng cụ thể hóa trách nhiệm mỗi thành viên trong ban ATGT:

Cơ cấu ban ATGT trường vẫn là 01 Trưởng ban (HT kiêm nhiệm) chịu trách nhiệm chính trong việc phân công nhân sự, kinh phí, ký các quyết định kế hoạch, chỉ đạo công tác thi đua. Phó ban thường trực (PHT kiêm nhiệm) chịu trách nhiệm thay HT chỉ đạo thành viên trong ban về công tác phổ biến kế hoạch giảng dạy ATGT, phân bổ vị trí giảng dạy mẫu môn học ATGT theo chính khóa hoặc lồng ghép; chịu trách nhiệm phân bổ trực ban, tiếp nhận, báo cáo, xử lý thông tin phản hồi từ các GV. Phó ban kế hoạch (bí thư chi đoàn kiêm nhiệm) chịu trách nhiệm chính của các ý tưởng, phương pháp sáng kiến giảng dạy, đề xuất kế hoạch hay thay đổi kế hoạch tháng dựa theo kế hoạch năm, người quyết định các giáo viên được bồi dưỡng kiến thức ATGT hàng năm, chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính cho hoạt động hỗ trợ sáng kiến giảng dạy ATGT. Phó ban kiểm tra/giám sát (Chủ tịch công đoàn kiêm nhiệm) chịu trách nhiệm giám sát thực hiện, đề xuất thi đua, khen thưởng. Các ủy viên là tổ trưởng chuyên môn, trưởng ban CMHS, Tổng phụ trách… có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ.

Trách nhiệm của mỗi thành phần trong cơ cấu tổ chức bộ máy Ban chỉ đạo HĐ GDATGT như sau:

nhiệm chung công việc của Chi bộ, đồng thời trực tiếp lãnh đạo công tác tổ chức hoạt động GD ATGT. Trong từng tháng, từng kì triển khai nhiệm vụ lãnh đạo của Chi bộ sẽ kết hợp đưa nội dung lãnh đạo việc thực hiện GD ATGT, đưa việc triển khai nhiệm vụ GD ATGT vào Nghị quyết hàng tháng .

- HT (Trưởng ban chỉ đạo): Chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Ban chỉ đạo công tác GD ATGT, đồng thời trực tiếp phụ trách công tác tổ chức nhân lực, công tác kiểm tra đánh giá.

- PHT (Phó ban): là người giúp việc trực tiếp cho HT, trực tiếp phụ trách công tác chuyên môn, phụ trách CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học GD ATGT; cùng với HT điều hành hoạt động GD ATGT, giải quyết công việc do HT uỷ nhiệm.

- Công đoàn: Chấp hành sự lãnh đạo của Chi bộ, quan hệ chặt chẽ với Ban giám hiệu thực hiện tốt nhiệm vụ theo kế hoạch GD ATGT đề ra, đồng thời động viên, nhắc nhở CB – GV – nhân viên thực hiện tốt qui định chung; tham mưu đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác GD ATGT.

- Chi đoàn: Là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai các hoạt động GD ATGT và thực hiện nề nếp ATGT trước cổng trường. Chủ động đề xuất những vấn đề tồn tại và biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng thực hiện ATGT của HS.

- Ban thiếu niên (Tổng phụ trách đội): Xây dựng nội dung và tổ chức tuyên truyền về GD ATGT, các buổi phát thanh măng non với chủ đề ATGT. Xây dựng và điều hành đội sao đỏ giúp hỗ trợ nhắc nhở HS thực hiện ATGT đầu và cuối giờ học. Tham gia kiểm tra, đánh giá thực tiễn của công tác GD ATGT cho HS.

- Tổ chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn giúp HT điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học theo bộ tài liệu GD ATGT; trực tiếp quản lý GV trong tổ theo nhiệm vụ quy định.

- Ban đại diện CMHS: là một tổ chức tham mưu cho Ban giám hiệu, hơn nữa đây là cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh HS để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động CMHS thực hiện GD ATGT cho HS. Đồng thời trực tiếp tham gia giám sát, đánh giá việc thực hiện ATGT của HS và CMHS phía ngoài cổng trường.

HS và CMHS. Các quy định nên mang tính cụ thể, rõ ràng để các thành viên trong nhà trường dễ nhớ, dễ thực hiện. Lưu ý một số ý như:

- Không uống rượu bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; quy định về đội mũ bảo hiểm, không điều khiển xe khi không có giấy phép lái xe.

- Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương tốt khi tham gia giao thông.

- Việc tham gia giao thông an toàn, đúng quy định là trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại CB, GV, nhân viên năm học.

c) Xây dựng đội ngũ GV có năng lực chuyên môn về GD ATGT:

- Tăng cường số lượng và nội dung GV được tập huấn ATGT hàng học năm: Mục tiêu chính là ngày càng nâng cao kiến thức và kĩ năng GD ATGT cho tất cả GV. Nhà trường phối hợp cùng Ban ATGT phường/thành phố để mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về ATGT.

- Hỗ trợ mọi phương diện trong sáng kiến giảng dạy môn ATGT: Giải pháp tiết kiệm chi tiêu và tăng cường ngân sách trường để hỗ trợ cho các sáng kiến mới giảng dạy ATGT theo kế hoạch của nhà trường. Đề xuất xin ngân sách nếu giải pháp - biện pháp sáng kiến có ý tưởng tốt, đạt hiệu quả công tác giảng dạy gần nhất với việc HS nắm vững bài học.

- Đẩy mạnh phong trào tháng ATGT trên mọi phương diện: Hoạt động trong mỗi tháng đều có 02 lần thi đua giữa các lớp cuộc thi “Em hiểu ATGT” cấp nhà trường. Ở cuộc thi này, ngoài những thành tích xuất sắc của các em, ban ATGT trường còn cho thi đua giữa các GV về “giảng dạy ATGT theo thực trạng tốt nhất”, “GV đặt câu hỏi ATGT hay nhất”, “GV có sáng kiến lồng ghép tốt nhất”. Ở mỗi tháng sẽ có bình chọn các thành tích của GV do các thành viên trong ban ATGT bầu chọn. GV có thành tích hàng tháng đều được tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức ATGT cấp phường do nhà trường và ATGT phường ký kết liên tịch hàng năm.

- Nâng cao tiêu chuẩn GV ATGT dạy giỏi cấp trường: Mục tiêu là chú trọng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ năng giảng dạy ATGT, hiệu quả giảng dạy của mỗi GV, xây dựng tiêu chuẩn xét riêng cho GD ATGT. Người GV thi đua giỏi trong GD ATGT cần phải đạt đủ 4 yếu tố :

- Đạt chuẩn GV TH về đạo đức và kỹ năng sư phạm;

- Tuân thủ đúng các quy định về ATGT khi tham gia giao thông;

- Có kỹ năng truyền đạt môn học ATGT chính khóa và lồng ghép, có tỷ lệ học sinh tham gia hiểu bài nhiều nhất thông qua kiểm tra;

- Có sáng kiến giảng dạy – đặt câu hỏi thi đua ATGT hay nhất qua bầu chọn. - Tạo không khí thi đua chuyên môn lành mạnh giữa các GV: Ngoài thi đua của trường về các hoạt động khác trong năm học, thi đua ATGT giữa các GV gồm 04 cuộc thi: Thi đua GV giỏi ATGT, sáng kiến câu hỏi hoặc đồ dùng dạy học hàng tháng; Thi đua GV giỏi toàn diện hoạt động - GD ATGT của năm; Thi đua sáng kiến đồ dùng dạy học giỏi nhất năm; Thi đua sáng kiến câu hỏi cuộc thi “Em hiểu ATGT” hay nhất năm.

Đầu năm học, Ban ATGT nhà trường họp cùng tất cả các GV thông báo 04 cuộc thi đua giữa các GV về giảng dạy và GD ATGT, cuộc thi “Em hiểu ATGT” cấp nhà trường. Mỗi GV chủ nhiệm và GV chuyên biệt có trách nhiệm tổ chức lớp và môn học của mình để các em HS được tham gia cuộc thi xuyên suốt cả năm học. Mỗi GV có trách nhiệm tích cực giảng dạy, tích cực hoạt động GD ATGT, tự do sáng kiến thiết bị, đồ dùng dạy học và được ban ATGT nhà trường đưa vào áp dụng thực tiễn giảng dạy, tự do sáng kiến câu hỏi thi đua “Em hiểu ATGT” cho các em HS và nộp bảng câu hỏi sáng kiến cho ủy viên kế hoạch ATGT của trường.

Thi đua để tự thân phát triển, khen thưởng để kích thích các hoạt động thi đua. Và cốt lõi của thi đua ATGT trường TH là để mỗi GV tự tìm tòi, học hỏi, sáng tác, phát triển kiến thức, kỹ năng ATGT. Các điều kiện thi đua được ban ATGT thảo luận phương pháp trước khi tiến hành. Đây là biện pháp quan trọng trong quản lý hoạt động ATGT mang tính kích cầu phát triển kiển thức, kỹ năng, trình độ ATGT của GV, HS toàn trường. Là tiền đề cho các giải thưởng và lợi ích sau thi đua của các cá nhân GV và HS.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cấp trên lãnh đạo nhà trường quan tâm đề xuất và phê duyệt các công trình ATGT học đường chú trọng thi đua, thành lập đội ngũ quản lý thi đua.

Thành viên ban chỉ đạo ATGT nhà trường gồm cả CMHS và đại diện tất cả các lực lượng GD khác trong nhà trường.

Sự bầu chọn trung thực các vị trí Ban chỉ đạo công tác ATGT nhà trường, chọn được những thành viên có kĩ năng tổ chức tốt các hoạt động GD ATGT.

Sự năng nổ đề xuất nhân tài GD ATGT ở đội ngũ GV được tham gia tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ATGT.

Đội ngũ GV có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, say mê chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)