8. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục an toàn giao thôngcho học sinh
vi chương trình; chỉ đạo bộ phận chuyên môn đưa nội dung GD ATGTđược lồng ghép vào các môn học vào tiêu chí đánh giá tiết dạy của từng GV. Muốn chỉ đạo tốt, HT cần thu thập thông tin, ý kiến về nội dung, chương trình GD ATGT cho HS từ phản hồi của GV, CMHS, HS; biết phân tích, xử lí các nguồn thông tin, lắng nghe ý kiến của các bên liên quan để đưa ra quyết định đúng đắn.Tổ chức thao giảng, rút kinh nghiệm và triển khai đại trà.
Kiểm tra thực hiện nội dung, chương trình GD ATGT cho HS:
CBQL kiểm tra việc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc nội dung, chương trình GD ATGT cho HS thông qua hoạt động thăm lớp, dự giờ, kiểm tra kế hoạch dạy học của GV, chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp,... CBQL đánh giá việc GV có chú ý lồng ghép GD ATGT thông qua các môn học theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD & ĐT không; có làm nặng nề, quá tải nội dung môn học và hoạt động GD ngoài giờ lên lớp khi thực hiện không (cụ thể có nặng nề, bị kéo dài); nội dung GD ATGT được truyền tải một cách đơn giản, lý thuyết sáo rỗng, gượng ép hoặc đơn điệu hay không.
Từ đó, làm cơ sở và tiêu chí đánh giá tiết dạy của GV cũng như đánh giá sự phối hợp, hỗ trợ của các đoàn thể trong việc thực hiện GD ATGT thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa có hiệu quả và kịp thời không. Trên cơ sở đó, điều chỉnh các nội dung GD ATGT chưa phù hợp trong các môn học và các hoạt động GD của nhà trường. Đồng thời tuyên dương, nhân rộng những tập thể, cá nhân thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung GD ATGT cho HS cũng như đôn đốc, nhắc nhở những trường hợp chưa thực hiện đầy đủ nội dung GD ATGT.
1.4.4. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học học
Chỉ đạo là chức năng được thể hiện rõ trong nội dung của khái niệm quản lý. Sau khi lập kế hoạch và cơ cấu bộ máy GD ATGT trong nhà trường thì khâu vận hành và điều khiển hệ thống là cốt lõi của chức năng chỉ đạo. Nội dung của chức
năng này là quá trình tác động của HT tới mọi thành viên của nhà trường, nhằm biến những yêu cầu chung về hoạt động GD ATGT của nhà trường thành nhu cầu, hoạt động của từng người, trên cơ sở đó mọi người tích cực tự giác tham gia và đem hết khả năng của mình để làm việc. Do vậy việc chỉ đạo các HĐ GDATGT là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu GD ATGT cho HS trong các nhà trường TH.
Việc chỉ đạo các hoạt động GD ATGT, HT cần thực hiện các nội dung sau đây: - HT chỉ đạo PHT xây dựng kế hoạch đổi mới hình thức, phương pháp GD nhằm nâng cao chất lượng GD ATGT cho HS căn cứ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, vào tình hình thực tế của trường và đảm bảo mục tiêu GD ATGT cho HS.
- Có thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm luật giao thông. Từ đó, giúp HS biết cách phòng tránh TNGT khi đi trên đường phố có các tình huống phức tạp, biết lựa chọn đường đi bảo đảm an toàn và có thái độ ứng xử văn minh khi tham gia giao thông.
HT ủy quyền và giao trách nhiệm cho PHT trực tiếp quản lý việc thực hiện đổi mới hình thức, phương pháp GD ATGT trong nhà trường thông qua quản lý hoạt động tổ chuyên môn; giao trách nhiệm cho tổ trưởng chuyên môn quản lý việc đổi mới hình thức, phương pháp GD ATGT của GV. Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng về đổi mới hình thức, phương pháp GD cho đội ngũ GV toàn trường hoặc cử đại diện tham quan, học tập ở các trường trong tỉnh, trong TP thực hiện tốt việc đổi mới hình thức, phương pháp GD ATGT.Xây dựng đội ngũ nòng cốt (PHT phụ trách HĐ GDATGT, các tổ trưởng chuyên môn, các GV giỏi, Tổng phụ trách, Bí thư chi đoàn,…) có năng lực chuyên môn, có trách nhiệm tiên phong trong đổi mới hình thức, phương pháp GD ATGT. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư CSVC, đổi mới trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới hình thức, phương pháp GD ATGT cho HS.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn dựa vào kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch của tổ phải cụ thể, chi tiết; ưu tiên đổi mới cái gì trong mỗi năm học; xác định được ai làm, làm vào lúc nào; dự kiến kết quả đạt được.
thể như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, …) phải tích cực chủ động trong việc lựa chọn hình thức, phương pháp GD phù hợp cho từng nội dung GD, tình hình thực tế của trường, lớp nhằm đạt được mục tiêu của HĐ GDATGT cho HS ở trường TH.
- Chỉ đạo GV chủ nhiệm và GV bộ môn nghiên cứu kĩ nội dung GD ATGT cho HS TH, đặc điểm tâm sinh lí của HS TH từ đó GV lựa chọn hình thức và phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS giúp HS hình thành các kỹ năng thông qua các môn học.
- HT chỉ đạo các tổ chuyên môn đổi mới sinh hoạt chuyên môn, trong buổi họp thường xuyên tổ chức dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm việc thực hiện đổi mới hình thức, phương pháp GD ATGT (thảo luận hình thức, phương pháp GD nào thực hiện hiệu quả, khiến HS hứng thú tích cực trong HS; thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đổi mới, …). Chỉ đạo các đoàn thể tổ chức đa dạng hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm tạo cơ hội cho HS trải nghiệm, thực hành, vận dụng các kỹ năng vào thực tế. HT yêu cầu PHT, các tổ chuyên môn, các đoàn thể báo cáo việc thực hiện đổi mới hình thức phương pháp GD AGT làm cơ sở cho việc theo dõi, giúp đỡ, hướng dẫn, động viên đội ngũ.
- HT (hoặc trưởng các bộ phận) thực hiện quyền chỉ huy theo từng mảng công việc được giao và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ đã được nêu trong kế hoạch. Ra những quyết định quản lý đúng và kịp thời.
- Thường xuyên đôn đốc, động viên và khuyến khích các CB, GV, nhân viên, HS thực hiện.
- Thực hiện giám sát việc triển khai nhiệm vụ của các cá nhân hoặc nhóm, bộ phận. Nếu có sai sót hoặc không hợp tình hình thực tiễn thì cần có phương án điều chỉnh kịp thời.
- Trực tiếp đốc thúc, chỉ đạo để kịp thời khuyến khích hoặc uốn nắn. Thúc đẩy
các hoạt động phát triển chung trong nhà trường.
Để thực hiện tốt những nội dung trên, người HT phải là người có tri thức, có kĩ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định.
1.4.5. Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học