Kết quả đánhgiá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 111 - 113)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Kết quả đánhgiá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.1. Đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi

ĐTB XH ĐTB XH

1

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục ATGT cho CBQL, GV, HS

3,78 1 3,70 1

2 Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa hoạt động

giáo dục ATGT ở các trường tiểu học 3,66 2 3,68 2

3

Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, đủ sức tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục ATGT cho HS trong nhà trường

3,31 6 3,25 6

4

Chỉ đạo thực hiện giáo dục ATGT đồng bộ qua các môn học chính khóa và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3,59 3 3,30 5

5

Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh ở các trường tiểu học

3,38 5 3,42 4

6

Đảm bảo thực hiện đúng vai trò chủ trì, phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong giáo dục ATGT cho học sinh

3,49 4 3,45 3

a) Về mức độ cấp thiết của các biện pháp

Theo kết quả khảo sát ghi nhận trong Bảng 3.1 thì tất cả 6 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ “Rất cấp thiết” với điểm trung bình chung các biện pháp khá cao là 3,54 điểm và không có ý kiến nào đánh giá là không cấp thiết. Trong số các ĐTB của các biện pháp, ĐTB thấp nhất là 3,31 điểm (Biện pháp 3) và ĐTB cao nhất là 3,78 điểm (Biện pháp 1).

Những biện pháp có tỉ lệ người đánh giá cao về tính cấp thiết là biện pháp 1, 2 và 4. Điều này có nghĩa là việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần để việc quản lý HĐ GDATGT cho HS ở các trường TH của HT đạt hiệu quả đồng thời đẩy mạnh chất lượng GD của nhà trường.

Những biện pháp có tỉ lệ người đánh giá thấp hơn về tính cấp thiết là Biện pháp 3, 5 và 6. Như vậy, sự đánh giá của các đối tượng được khảo sát về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý được đề xuất về cơ bản là thống nhất.

b) Về mức độ khả thi của các biện pháp

So với đánh giá về mức độ cấp thiết, đánh giá về tính khả thi của 6 biện pháp quản lý được đề xuất là thấp hơn. ĐTB chung về tính khả thi của 6 biện pháp là 3,47 điểm, thấp hơn ĐTB chung về tính cấp thiết (3,54 điểm).

Tuy nhiên, cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ “Rất khả thi”. Biện pháp 1 “Tăng cường tuyên truyền, GD nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của GD ATGT cho CBQL GV và HS” được đánh giá có tính khả thi cao nhất (3,70 điểm xếp hạng 1); Biện pháp “Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa HĐ GDATGT ở các trường TH ” (ĐTB 3,68 xếp hạng 2) cho thấy khách thể đánh giá cao việc nâng cao nhận thức và tăng cường kế hoạch hoá, tính khả thi rất cao.

Trong khi đó, biện pháp có tính khả thi thấp nhất so với các biện pháp được đề xuất là Biện pháp 3 Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, đủ sức tổ chức thực hiện có hiệu quả các HĐ GDATGT cho HS trong nhà trường(3,25 điểm xếp hạng 6/6). Điều đó cho thấy để xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, đủ sức tổ chức thực hiện biện pháp này trên thực tế sẽ gặp không ít khó khăn và trở ngại nhất định; đó cũng là một thực tế, bởi vì các khó khăn khách quan thường gặp ở nhóm vấn đề này rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 111 - 113)