Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục an toàn giao thôngcho học sin hở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 35 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục an toàn giao thôngcho học sin hở

trường tiểu học

1.4.3.1. Tổ chức bộ máy

Để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau để thực hiện có hiệu quả mục tiêu GD ý thức ATGT cho HS, cần xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác, đó chính là chức năng tổ chức trong QLGD ATGT ở trường học. Vai trò của một bộ phận, cá nhân hàm ý bộ phận hay cá nhân đó hiểu rõ công việc mình làm, trong một phạm vi nào đó, nhằm mục đích, mục tiêu nào đó, công việc của họ ăn khớp như thế nào với các cá nhân hay bộ phận khác, và những thông tin cần thiết để hoàn thành công việc.

Như vậy, chức năng tổ chức trong QLGD ATGT là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức GD ATGT cho HS trong nhà trường TH. Đồng thời việc thực hiện chức năng này còn phải chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc, và đặc biệt chú ý đến việc bố trí CB, GV, các lực lượng khác - người vận hành các bộ phận của tổ chức.

Việc tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy GD ATGT trong nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu về GD ATGT cho HS và tạo nên sức mạnh của tập thể, nếu việc phân phối và sắp xếp các nguồn lực được tổ chức một cách khoa học và hợp lý. Chúng ta có thể thực hiện chức năng này như một quá trình gồm 5 bước sau:

+ Lập danh sách các công việc cần hoàn thành để đạt được mục tiêu về GD ATGT cho học TH.

+ Phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ để các thành viên hay tổ nhóm trong và ngoài nhà trường thực hiện một cách thuận lợi và hợp logic.

+ Kết hợp các nhiệm vụ một cách logic và hiệu quả.

+ Thiết lập một cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thành viên hay bộ phận chuyên môn, chức năng tạo điều kiện đạt được mục tiêu GD một cách dễ dàng.

+ Theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của của cơ cấu tổ chức và tiến hành điều chỉnh nếu cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu theo đúng tiến độ đã định.

Như vậy, để thực hiện được chức năng quan trọng này, HT hình thành một cấu trúc tổ chức tối ưu của hệ thống quản lý trong nhà trường về GD ATGT. Đó là sự phân quyền, phân nhiệm cho PHT và các tổ chuyên môn; là việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự; là những quy định về cơ chế hoạt động phối hợp giữa chuyên môn với các đoàn thể trong nhà trường cùng bảo đảm thực hiện mục tiêu về GD ATGT đã đề ra; là sự phân bố nguồn lực và quy định thời gian cho các bộ phận nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định. Trong quá trình hoạt động của nhà trường, HT phải xác lập được một mạng lưới các mối quan hệ tổ chức và giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các bộ phận bên trong nhà trường cũng như mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng XH để góp phần GD ATGT cho HS đạt hiệu quả tốt nhất.

1.4.3.2. Tổ chức thực hiện nội dung, chương trình GD ATGT cho HS Lập kế hoạch thực hiện nội dung, chương trình GD ATGT cho HS:

Mục tiêu của kế hoạch là nhằm xây dựng nội dung, chương trình GD ATGT cho HS đáp ứng được mục tiêu GD chung, mục tiêu GD ATGT của nhà trường;

đúng theo các văn bản chỉ đạo, tài liệu hướng dẫn của Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT, Phòng GD & ĐT; phù hợp với điều kiện CSVC, tình hình và chất lượng đội ngũ của đơn vị.

GV thực hiện giảng dạy nội dung theo bộ tài liệu GD ATGT cho HS theo các chủ đề đã được quy định cụ thể tại từng khối lớp. Ngoài ra GV thực hiện GD ATGT cho HS qua các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức dạy học; căn cứ chương trình GD TH để lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình GD ATGT sao cho linh hoạt, nhẹ nhàng, phù hợp với từng hoạt động, từng tình huống cụ thể. HĐ GDATGT cho HS TH cần tập trung rèn luyện các nhóm phẩm chất và năng lực đã quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT bao gồm:

- Hình thành và phát triển một số năng lực của HS: Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.

- Hình thành và phát triển một số phẩm chất của HS: Chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương.

Căn cứ vào nội dung và địa chỉ GD ATGT trong môn Đạo đức, Tự nhiên và XH, Khoa học… được trình bày trong bộ tài liệu “GD ATGTtrong các môn học ở TH” của Bộ GD & ĐT, PHT xây dựng kế hoạch chuyên môn của trường, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn của khối đưa nội dung GD ATGT triển khai cụ thể. Ngoài ra, hoạt động ngoài giờ lên lớp được quy định 4 tiết/tháng và bắt buộc ở TH. Tuy nhiên, hiện nay chưa có tài liệu hay sách giáo khoa nào chính thức có nội dung về hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, HT cần trao đổi với bộ phận chuyên môn và các tổ chức đoàn thể (Đoàn thanh niên, Đội, …) thống nhất xây dựng nội dung GDATGT cụ thể trong khung chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp từng tuần, từng tháng và cả năm học phù hợp với tình hình của trường nhằm GD ATGT cho HS. Từ đó, GV chủ nhiệm các lớp, GV bộ môn xây dựng kế hoạch dạy học có lồng ghép nội dung GD ATGT trong các môn học và kế hoạch GD ngoài giờ lên lớp cụ thể cho lớp mình phụ trách.

Tổ chức thực hiện nội dung, chương trình GD ATGT cho HS:

thực hiện nội dung, chương trình GD ATGT cho HS. Cụ thể là: HT ủy quyền cho PHT phụ trách HĐ GDATGT. PHT chuyên môn chỉ đạo các tổ trưởng tổ khối chuyên môn xây dựng và thống nhất nội dung GD ATGT trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp trong kế hoạch chuyên môn tổ khối, kế hoạch dạy học của mỗi GV, kế hoạch chủ nhiệm từng lớp. Yêu cầu các tổ chuyên môn phải xác định cụ thể nội dung ATGT được lồng ghép vào bài gì, ở môn học nào, phải có địa chỉ tích hợp rõ ràng, cụ thể và triển khai đến toàn thể GV. Tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ GV, đồng thời phân cấp quản lí cho tổ trưởng, tổ phó chuyên môn để thống nhất việc tích hợp GD ATGT vào từng bài học cụ thể. Bộ phận chuyên môn có trách nhiệm tổng hợp các nội dung GD ATGT làm cơ sở cho hoạt động kiểm tra. PHT và các tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ GV khi thực hiện nội dung GD ATGT.

Bên cạnh đó, phân công và thống nhất với các đoàn thể xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động theo tháng lồng ghép nội dung GD ATGT và cần phối hợp và hỗ trợ với GV trong tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm đảm bảo thực hiện đúng nội dung GD ATGT cho HS. Ngoài ra, CBQL cần tổ chức chuyên đề phổ biến cho đội ngũ GV toàn trường về nội dung, chương trình GD ATGT cho HS. Tăng cường điều kiện CSVC, phương tiện dạy học, tài chính cần thiết để thực hiện đầy đủ và nghiêm túc nội dung, chương trình GD ATGT cho HS.

Chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình GD ATGT cho HS:

HT chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình GD ATGT cho HS thông qua việc triển khai vào kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn của trường, của tổ khối; đề xuất với các đoàn thể trong nhà trường như Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Liên đội đưa việc thực hiện nội dung GD ATGT cho HS vào Nghị quyết, chương trình hoạt động của các đoàn thể phải thực hiện trong năm học; ủy quyền cho PHT phụ trách HĐ GDATGT cho HS; theo dõi, đôn đốc các tổ chuyên môn, GV thực hiện đầy đủ và nghiêm túc nội dung, chương trình GD ATGT; xây dựng quy chế phối hợp với các lực lượng GD khác ở trong và ngoài nhà trường trong viêc triển khai thực hiện nội dung, chương trình GD ATGT.

Khuyến khích GV tìm tòi, sáng tạo, vận dụng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)