8. Cấu trúc luận văn
2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
Kết quả khảo sát thực trạng quản lý nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GD ATGT cho HS ở các trường TH trên địa bàn TP Quy Nhơn được ghi nhận ở Bảng 2.9.
Bảng 2.9. Kết quả thực hiện các chức năng quản lý hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh
TT Nội dung
Kết quả ĐTB XH
1 Lập kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV 3,38 1 2 Tổ chức thực hiện kế hoạch TTrGD nâng cao nhận thức 3,33 2 3 Chỉ đạo thực hiện tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức 3,22 4
4 Kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá kế hoạch tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức 3,25 3
Điểm trung bình chung các yếu tố 3,30
Kết quả khảo sát cho thấy việc quản lý nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GD ATGT cho HS ở các trường TH trên địa bàn TP Quy Nhơn được đánh giá ở mức độ “Tốt” (ĐTB là 3,30). Tuy nhiên, mức độ hiệu quả từng chức năng quản lý được đánh giá khác nhau:
Theo ý kiến của CBQL và GV, HT nhà trường đã làm tốt việc lập kế hoạch nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GD ATGT (3,38 điểm, xếp hạng 1). Kết quả phỏng vấn CBQL và GV cho thấy rằng đầu mỗi năm học nhà trường đều xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GD AGT nhằm xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp để tuyên tuyền GD về tầm quan trọng của GD ATGT. Từ đó, HT cũng thực hiện tốt công tác tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của GD ATGT thông qua việc phân công cụ thể cho các cá nhân (PHT, Tổng phụ trách, Bí thư chi đoàn, Chủ tịch Công đoàn,…) cũng như các đoàn thể (Đoàn, Đội, Công đoàn, Ban đại diện CMHS, …); chuẩn bị tài chính cho bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV tham dự chuyên đề, hỗ trợ kinh phí học tập các lớp bồi dưỡng về ATGT.
Tuy nhiên, theo đánh giá của CBQL và GV, việc chỉ đạo triển khai thực hiện nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GD ATGT chưa được HT sát sao thực hiện (3,22 điểm, xếp hạng 4). Đa số, các văn bản chỉ đạo về HĐ GD ATGTcho HS TH được nhà trường triển khai đến toàn thể GV trong các buổi họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn, bằng văn bản, Email, … nhưng còn mang tính hình thức nên không phải tất cả GV đều nắm kĩ được nội dung văn bản để hiểu rõ được tầm quan trọng của GD ATGT. Đặc biệt là việc tổ chức các chuyên đề về ATGT cho CMHS, HS cùng tham gia còn hạn chế. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường cũng chưa thường xuyên kiểm tra nắm bắt về nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GD ATGT để kịp thời điều chỉnh kế hoạch.
Bảng 2.10 Thực trạng về mức độ đạt được của các nội dung kế hoạch hoá nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh
STT Nội dung
Kết quả ĐTB XH
1 Xây dựng tầm nhìn dài hạn của việc nâng cao nhận thức 3.29 4
2
Mục tiêu nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, HS về sự cần thiết của GDATGT cho HS ở trường TH; làm cho họ hiểu đây là một HĐ quan trọng đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và cũng là một trong những mục tiêu cần đạt được của GD phổ thông
3.31 2
3
Nội dung tuyên truyền về tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung; các văn bản chỉ đạo của cấp trên về tăng cường GDATGT cho HS; các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, sách tham khảo về GDATGT
3.35 1
4 Nội dung tuyên truyền để HS hiểu GDATGT giúp ngăn chặn, đẩy
lùi các vi phạm ATGT, góp phần thực hiện hiệu quả GDATGT 3.30 3 5 Các phương pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ (PP
thuyết phục, nêu gương...) 3.28 5
6
Hình thức tuyên truyền: Tổ chức chuyên đề, trong các buổi chào cờ, qua công tác của đội phát thanh măng non hàng tuần, sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng sư phạm hoặc qua tham quan thực tế
3.26 6
Qua số liệu khảo sát được thể hiện ở bảng 2.10 ta nhận thấy Thực trạng về mức độ đạt được của các nội dung kế hoạch hoá nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của HĐ GDATGT cho HS TH đạt được ở mức độ “ Tốt” (ĐTB chung các yếu tố là 3,29 điểm). Trong đó nội dung được đánh giá cao nhất là “Nội dung tuyên truyền về tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung; các văn bản chỉ đạo của cấp trên về tăng cường GD ATGT cho HS; các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, sách tham khảo về GD ATGTcho HS” (3,35 điểm, xếp hạng 1).
Có thể nói rằng nhận thức được tầm quan trọng của GD ATGT cho HS TH là một trong những yếu tố quyết định đến mức độ tích cực chủ động của đội ngũ CBQL, GV và CMHS trong việc tham gia HĐ GDATGT cho HS, giúp cho HĐ GDATGT cho HS ở các trường TH được thuận lợi và có thể đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy, công tác quản lý nhận thức của CBQL, GV, CMHS về tầm quan trọng của GD ATGT cần đặc biệt xem trọng.
2.4.2. Thực trạng kế hoạch hoá hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường tiểu học.