8. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Thực trạng về phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
an toàn giao thông ở các trường tiểu học
Bảng 2.6 thể hiện ý kiến của CBQL, GV, HS đánh giá về kết quả thực hiện các hình thức và phương pháp GD ATGT ở các trường TH của TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chi tiết như sau:
2.3.4.1. Thực trạng về hình thức tổ chức a) Về tần suất triển khai
Về thực trạng tổ chức của các hình thức, hầu hết các ý kiến cho rằng những hình thức trên đều được tổ chức rất thường xuyên (ĐTB là 3,38).
Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng việc giáo dục ATGT cho HS TH cần thực hiện bằng hình thức dạy học mà cụ thể là thông qua các tài liệu giáo dục ATGT (xếp hạng 1); hay tổ chức kí cam kết giữa gia đình và nhà trường bởi để việc GD ATGT hiệu quả cần có sự chung tay thực hiện của nhiều lực lượng là rất cần thiết. (xếp hạng 2) ; Dạy học tích hợp lồng ghép trong các môn học văn hóa. ( xếp hạng 3); các hình thức dạy học
Các hình thức dạy học ”Tổ chức các hội thi vẽ tranh, hội thi học tốt thể hiện những kiến thức về GD ATGT” ; ” Sân khấu hóa: tổ chức luyện tập và diễn những tiểu phẩm vui” được đánh giá ở mức độ tần suất thấp hơn.
b)Về kết quả thực hiện của các hình thức tổ chức
Về thực trạng kết quả tổ chức của các hình thức GD ATGT cho HS TH trên địa bàn TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho thấy, hầu hết các ý kiến cho rằng những hình thức tổ chức các HĐ GDATGT trên đều được các trường TH trên địa bàn TP Quy Nhơn tổ chức thường xuyên , kết quả mang lại khá hiệu quả (Điểm trung bình chung là 3,25 điểm).
Bảng 2.6. Đánh giá thực hiện các hình thức tổ chức giáo dục an toàn giao thông ở trường các trường tiểu học của thành phố Quy Nhơn
TT Nội dung
Tần suất triển khai Kết quả thực hiện
CBQL, GV HS CBQL, GV HS
ĐTB XH ĐTB XH ĐTB XH ĐTB XH
1
Dạy ATGT theo bộ tài liệu của Bộ GD và ĐT phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia biên soạn từ lớp 1 – lớp 5
3,43 1 3,45 1 3,20 6 3,23 6
2
Dạy học tích hợp lồng ghép trong các
môn học văn hóa. 3,40 3 3,40 3 3,22 7 3,22 7 3
Tổ chức giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Tổ chức các hội thi vẽ tranh, hội thi học tốt thể hiện những kiến thức về giáo dục ATGT
3,32 6 3,37 5 3,25 4 3,25 4
Tổ chức sân chơi về an toàn giao thông nhằm thực hành kĩ năng an toàn giao thông đường bộ
3,38 4 3,39 4 3,27 2 3,27 3
Tổ chức kí cam kết thực hiện an toàn giao thông giữa trường, học sinh, gia đình
3,42 2 3,42 2 3,29 1 3,30 1
Sân khấu hóa: tổ chức luyện tập và
diễn những tiểu phẩm vui 3,35 5 3,33 7 3,26 3 3,28 2 Học sinh tham gia thi giao thông
thông minh trên mạng. 3,29 7 3,35 6 3,23 5 3,24 5 Điểm trung bình chung các yếu tố 3,37 3,39 3,25 3,26
Về kết quả thực hiện của các hình thức trên tại các nhà trường, mặc dù có nhận thức đúng, tuy nhiên kết quả thực hiện các hình thức này chưa được cao. Đặc biệt là qua hình thức hoạt động ngoài môn học và các hoạt động XH như đóng tiểu phẩm, tổ chức tham quan ngoại khóa hay tổ chức hoạt động đi bộ an toàn (các trường hầu như rất ít thực hiện được các hình thức này). Lí do để tổ chức đ ư ợ c các hoạt động này cần có thời gian chuẩn bị, trong khi đó thời gian 1 tiết học của HS chỉ từ 35 - 40 phút. Cho nên các hình thức này thường rất sơ sài, không mang lại hiệu quả cao.
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các em đều thích các trò chơi tập thể ATGT, các hoạt động văn nghệ ATGT, điều này cũng dễ hiểu do tính hiếu kỳ của lứa tuổi TH. Các em thích các cuộc thi tìm hiểu ATGT, chứng tỏ mức độ thu hút của các cuộc thi chỉ phần nào thu hút được sự chú ý năng nổ hoạt động tìm hiểu ATGT ở các em. Các tiết GD ATGT trên lớp chỉ thu hút được số ít các em có yêu thích. Nghĩa là sự chủ động học tập môn này hoàn toàn không cao. Trong các hình thức này được đánh giá hiệu quả thực hiện cao nhất là việc tổ chức kí cam kết giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức khác, tổ chức các trò chơi, tham gia các cuộc thi tìm hiểu về ATGT, bởi hiện nay ngành GD rất coi trọng việc GD ATGT cho HS. Ngay từ đầu năm học, ngành đã yêu cầu các nhà trường thực hiện việc tổ chức kí cam kết thực hiện ATGT giữa các bên. Đồng thời, nhiều năm gần đây Bộ GD & ĐT cũng kết hợp với Ủy ban giao thông quốc gia tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về giao thông nhằm mở rộng đối tượng cần được GD ATGT. Các hình thức này đều được các nhà trường thực hiện nghiêm túc và nhận được sự hưởng ứng của số đông GV và HS.
2.3.4.2. Thực trạng việc triển khai phương pháp GD ATGT cho HS ở các trường TH
GD ATGT để HS TH có những hiểu biết cần thiết nhất phù hợp với từng độ tuổi để có thể vận dụng trong đời sống để bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; định hình được kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn, có ý thức chấp hành quy định của Luật và có thái độ đúng đắn với những hành vi đúng và chưa đúng của bản thân và mọi người xung quanh thông qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động XH
trong và ngoài nhà trường. Vì vậy, GV cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động trong và ngoài giờ học sao cho HS có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm. Điều đó đòi hỏi người GV phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy họcvà kĩ thuậtdạy học để HS chủ động tham gia học tập. Kết quả thực hiện phương pháp GD ATGT cho HS ở các trường TH trên địa bàn TP Quy Nhơn được ghi nhận ở Bảng 2.7.
Bảng 2.7. Thực trạng các hình thức tổ chức GD ATGT ở trường tiểu học
a)Về tần suất triển khai
Về tần suất triển khai sử dụng các phương pháp GD ATGT cho HS đều được CBQL, GV và HS về việc sử dụng các phương pháp GD ATGT cho HS ở mức độ “Rất thường xuyên” (ĐTB chung các yếu tố của cả hai đối tượng được khảo sát là 3,30).
Ý kiến của CBQL, GV : Phương pháp dạy học theo dự án (ĐTB 3,29 xếp hạng 5/5), hợp tác theo nhóm (ĐTB 3,51 xếp hạng 4/5) , phương pháp giải quyết vấn đề cũng được đánh giá ở mức rất thường xuyên (ĐTB 3,55 xếp hạng 3/5): Phương pháp trò chơi và đóng vai được đánh giá là ở mức độ thường xuyên nhất xếp ở vị thứ nhất và vị thứ hai (3,63 và 3,60 điểm)
Ý kiến của HS: Phương pháp hợp tác theo nhóm được HS đánh giá ở mức
TT Nội dung
Tần suất triển khai Kết quả thực hiện
CBQL, GV HS CBQL, GV HS
ĐTB XH ĐTB XH ĐTB XH ĐTB XH
1 Phương pháp hợp tác theo nhóm 3,51 4 3,19 1 3,03 3 3,07 2 2 Phương pháp giải quyết vấn đề 3,55 3 3,02 4 3,06 2 3,04 3
3 Phương pháp đóng vai 3,60 2 3,14 3 3,02 4 3,03 4
4 Phương pháp trò chơi 3,63 1 3,17 2 3,07 1 3,09 1
5 Phương pháp dạy học theo dự án 3,29 5 2,98 5 2,98 5 2,95 5
Điểm trung bình chung của các yếu tố 3,51 3,10 3,03 3,04
thường xuyên ( 2,19 điểm xếp hạng 1/5); Phương pháp trò chơi (ĐTB 3,17 xếp hạng 2); Phương pháp đóng vai (ĐTB 3,14 xếp hạng 3), Phương giải quyết vấn đề và dạy học theo dự án được HS đánh giá ở mức độ thấp (3,02 và 2,98 điểm xếp hạng 4, 5)
b) Về kết quả thực hiện
Về kết quả thực hiện các phương pháp trên địa bàn các trường TH, mặc dù có nhận thức đúng, tuy nhiên kết quả thực hiện các phương pháp này chưa được cao (ĐTB chung 3,04, đạt ở mức hiệu quả)
Tuy nhiên, các phương pháp hợp tác theo nhóm, giải quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi, đều được đánh giá ở mức độ “Rất thường xuyên” (từ 3,63 đến điểm 3,51 điểm), trong đó phương pháp thuyết trình, đàm thoại được đánh giá cao nhất, xếp hạng 1 và 2. Trong đó, phương pháp dạy học dự án lại được đánh giá ở mức độ “Thường xuyên” (2,29 điểm, xếp hạng cuối cùng). GV thường sử dụng phương pháp trò chơi, đóng vai, hợp tác theo nhóm, giải quyết vấn đề. Không những thế, đa số GV khi được hỏi đều hiểu chưa tường tận về phương pháp giải quyết vấn đề, nhất là dạy học dự án. Đó là điều đáng lo ngại vì các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực sẽ tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm trong quá trình học tập.
2.3.5. Thực trạng về điều kiện hỗ trợ giáo dục an toàn giao thông ở các trường tiểu học tại thành phố Quy Nhơn