Thực trạng kế hoạch hoá hoạt động giáo dục an toàn giao thôngcho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 69 - 73)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng kế hoạch hoá hoạt động giáo dục an toàn giao thôngcho học

HĐ GDATGT không phải là một hoạt động chỉ mang tính phong trào, hình thức mà nó được xem là nhiệm vụ GD của nhà trường. Để HĐ ATGT thực hiện hiệu quả thì việc xác định tầm nhìn dài hạn và xây dựng kế hoạch GD ATGT hàng năm có ý nghĩa quan trọng.

Kết quả khảo sát ghi nhận ở Bảng 2.11 cho thấy thực trạng xây dựng tầm nhìn dài hạn của việc nâng cao nhận thức được xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch GD ATGT hàng năm ở các trường TH trên địa bàn TP Quy Nhơn được CBQL, GV đánh giá ở mức độ “Khá” với điểm trung bình chung các yếu tố 3,23.

Trong đó, nội dung tuyên truyền về tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung; các văn bản chỉ đạo của cấp trên về tăng cường GD ATGT cho HS; các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, sách tham khảo về GD ATGTcho HS được đánh giá ở mức độ “Tốt” (3,30 điểm, xếp hạng 1), còn việc xác định tầm nhìn dài hạn của việc nâng cao nhận thức chỉ được đánh giá ở mức độ “Khá” (3,22 điểm, xếp hạng 4).

kết quả chưa thật tốt (ĐTB 3,2 xếp hạng 5); “Nội dung tuyên truyền để HS hiểu việc trang bị ATGT giúp ngăn chặn, đẩy lùi các vi phạm ATGT trong HS, góp phần thực hiện hiệu quả công tác GD ATGT” (ĐTB 3,18 xếp hạng thấp nhất).

Bảng 2.11. Kết quả thực hiện các nội dung kế hoạch hoá hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường tiểu học

STT Nội dung Kết quả

ĐTB XH

1 Xây dựng tầm nhìn dài hạn của việc nâng cao nhận thức 3,22 4

2

Mục tiêu nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, HS về sự cần thiết của GDATGT cho HS ở trường TH; làm cho họ hiểu đây là một HĐ quan trọng đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và cũng là một trong những mục tiêu cần đạt được của GD phổ thông

3,27 2

3

Nội dung tuyên truyền về tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung; các văn bản chỉ đạo của cấp trên về tăng cường GDATGT cho HS; các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, sách tham khảo về GDATGT cho HS

3,30 1

4

Nội dung tuyên truyền để HS hiểu việc trang bị ATGT giúp ngăn chặn, đẩy lùi các vi phạm ATGT trong HS, góp phần thực hiện hiệu quả công tác GDATGT

3,18 6

5 Các phương pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ

(PP thuyết phục, nêu gương...) 3,20 5

6

Hình thức tuyên truyền: Tổ chức chuyên đề, trong các buổi chào cờ, qua công tác của đội phát thanh măng non hàng tuần, sinh hoạt chuyên môn, buổi họp hội đồng sư phạm hoặc qua hình thức tham quan thực tế

3,25 3

Điểm trung bình chung các yếu tố 3,23

Qua kết quả trao đổi với đội ngũ CBQL và GV về thực trạng QL HĐ GDATGT cho HS ở trường TH hiện đang công tác, có thể thấy rằng đa số các trường hiện nay chưa thực sự quan tâm đến việc xác định tầm nhìn dài hạn cho HĐ GDATGT để từ đó tuỳ vào điều kiện thực tế mà xác định mục tiêu đạt được trong từng năm cho phù hợp. Việc xây dựng kế hoạch GD ATGT hàng năm ở các trường

hiện nay còn ít nhiều mang tính hình thức, chủ yếu dựa trên kế hoạch của Phòng GD & ĐT và kế hoạch GD ATGT của trường ở năm cũ rồi chỉnh sửa, chứ chưa thực sự căn cứ vào điều kiện và thực tế của đơn vị.

Tuy nhiên, việc tổ chức, chỉ đạo các HĐ GDATGT cho HS diễn ra tương đối tốt. Ban giám hiệu có sự phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cán bộ, GV và các tổ chức trong nhà trường cho các HĐ GDATGT, có chú ý bồi dưỡng cho đội ngũ thông qua các chuyên đề. CBQL nhà trường thường xuyên theo dõi, chỉ đạo để HĐ GDATGT đạt được mục tiêu. Song vấn đề mà GV còn phản ánh nhiều nhất đó là sự động viên, kích thích, uốn nắn từ phía CBQL chưa được thường xuyên. Việc phân công công việc của CBQL đôi lúc còn mang tính một chiều hay kế hoạch GD ATGTcho HS được đưa ra trong các cuộc họp để triển khai thực hiện song chưa hướng dẫn thật cụ thể để tất cả mọi người cùng triển khai đồng bộ cho hiệu quả. Hơn nữa, công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch GD AGT hàng năm chưa được chú trọng, chủ yếu qua thăm lớp dự giờ.

Xác định tầm nhìn dài hạn và xây dựng kế hoạch là chức năng đầu tiên và cơ bản của người quản lý. Như vậy, HT xác định tầm nhìn dài hạn, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các bộ phận và cá nhân liên quan thực hiện hiệu quả kế hoạch là một yếu tố quan trọng, đảm bảo thành công cho HĐ GDATGT.

2.4.3.Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường tiểu học

Tổ chức bộ máy GD ATGT là khâu phối hợp nhịp nhàng giữa công tác quản lý nhà trường và các hoạt động giảng dạy- sinh hoạt ATGT cho HS TH trong và ngoài nhà trường. Vì thực trạng hiện nay, vị trí ban chỉ đạo công tác GD ATGT hoàn toàn 100% là kiêm nhiệm. Ban ATGT nhà trường cũng chính là các đồng chí giữ trách nhiệm QLGD nhà trường.

Kết quả khảo sát tại Bảng 2.12 cho thấy:

* Về tổ chức bộ máy: Đối với việc thành lập ban chỉ đạo ATGT nhà trường vẫn còn hạn chế trong việc thành lập ban ATGT trường TH (3,20 điểm ,xếp hạng 3). Tương tự việc phân công trách nhiệm đến các GV của HT vẫn còn số ý kiến chưa tốt,

chỉ ở mức Khá (3,22 điểm xếp hạng 2). Việc tổ chức bộ máy GDATGT trong nhà trường TH vẫn còn một số điểm hạn chế (ĐTB của các yếu tố đạt ở mức 3,22 điểm) đạt ở mức Khá . Một số thành viên ban chỉ đạo kiêm nhiệm quá nhiều công việc nên không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chủ yếu của mình.

Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn

TT Nội dung

Kết quả ĐTB XH

Tổ chức bộ máy

1 Thành lập Ban chỉ đạo công tác GD ATGT trong nhà trường 3.20 3

2 Xây dựng các quy định về các tiêu chuẩn thực hiện ATGT cho CB,

GV, HS và CMHS 3.24 1

3 Hiệu trưởng lựa chọn, phân công GV phụ trách từng nội dung trong

công tác giáo dục ATGT 3.22 2

Điểm trung bình chung các yếu tố 3.22

Tổ chức thực hiện nội dung, chương trình GD ATGT 1 Lập kế hoạch triển khai việc tổ chức thực hiện nội dung, chương

trình GD ATGT cho HS 3.32 1

2 Thực hiện đúng phân công công việc cụ thể (ai làm việc gì, ở đâu,

khi nào, kết quả phải đạt được như thế nào…) 3.24 2

3 Thực hiện đầy đủ quy định về trách nhiệm, quyền hạn xử lý công

việc trong quá trình thực hiện cho cá nhân/tổ chức 3.19 4 4 HT thường xuyên theo dõi, kiểm tra để điều chỉnh sự phân công,

phân cấp khi cần thiết 3.22 3

Điểm trung bình chung các yếu tố 3,24

* Về tổ chức thực hiện nội dung chương trình GD ATGT:

Qua nội dung bảng khảo trên nhận thấy rằng Việc “Lập kế hoạch triển khai việc tổ chức thực hiện nội dung, chương trình GD ATGT cho HS “ ở các trường TH

trên địa bàn TP Quy Nhơn được đánh giá ở mức “ Tốt” (3,32 điểm , xếp hạng 1). Việc tổ chức “Thực hiện đầy đủ quy định về trách nhiệm, quyền hạn xử lý công việc trong quá trình thực hiện cho cá nhân/tổ chức theo phân công” chỉ được đánh giá ở mức độ “ Khá” (3,19 điểm , xếp hạng 4). GV TH phải dạy 2 buổi/ngày, thời gian giảng dạy thì hạn hẹp mà khối lượng công việc trên lớp khá nhiều, việc tập huấn chỉ có thể diễn ra ngoài giờ khi GV đã mệt mỏi sau 1 ngày lên lớp, hoặc tổ chức vào thứ 7, chủ nhật là ngày nghỉ của GV. Việc tổ chức tập huấn bổ sung kiến thức và kỹ năng ATGT cho GV cán bộ trường học vẫn cần sự hỗ trợ của ban ATGT phường. Vấn đề này còn bất cập vì nhiều lý do: thời gian, lịch công tác của CB, xin- chờ quyết định, kinh phí... .

Việc tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho GV thực hiện theo kế hoạch GD ATGT của nhà trường và của tổ tuy được thực hiện thường xuyên nhưng hiệu quả không cao. Khâu này vẫn còn bất cập ở phương pháp xử lý còn cứng nhắc và chưa lưu động. Qua phỏng vấn trực tiếp, cho thấy cần phải có những ứng biến xử lý tình huống linh hoạt để đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)