Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục an toàn giao thôngcho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 73 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục an toàn giao thôngcho học sinh

tiểu học

Chỉ đạo HĐ GDATGT trường TH hiện nay chủ thể vẫn là ban ATGT nhà trường, dựa trên nền tảng kế hoạch GD của năm, của tháng có tiêu chí xây dựng kế hoạch môn học ATGT theo từng tháng; căn cứ kế hoạch để chỉ đạo hoạt động chung và chi tiết. Từ hoạt động giảng dạy môn học, đến sinh hoạt sân trường, sinh hoạt ngoại khóa. Ban ATGT nhà trường chỉ đạo đến các GV trên thực hiện mục tiêu hàng năm và tháng. Kết quả khảo sát tại Bảng 2.13 cho thấy:

Trưởng ban ATGT cũng là HT chỉ đạo các phó ban và ủy viên trong ban tổ chức sinh hoạt nhóm bàn về môn học ATGT và lồng ghép ATGT vào các môn học khác. Ý kiến về “Chỉ đạo các tổ chuyên môn dựa vào kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch tổ cụ thể, chi tiết.” đạt ở mức “Tốt” (3,29 điểm, xếp hạng 1). Từ các phó ban, ủy viên chỉ đạo xuống các GV trong tổ chuyên môn cho rằng sự chỉ đạo chỉ ở mức trung bình, thiếu tiêu chí cụ thể rõ ràng, sự chỉ đạo này không thường

xuyên, cần xem xét lại sự chỉ đạo từ cấp này trở xuống. Chỉ đạo các GV, tổ chuyên môn nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được giao, trách nhiệm của cả ban ATGT đánh giá sự chỉ đạo này không thường xuyên, cần phải quan tâm triệt để đẩy mạnh chỉ đạo ở khâu này.

Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học tại thành phố Quy Nhơn

TT Nội dung

Kết quả ĐTB XH

1 HT chỉ đạo PHT và CBQL khác tổ chức hướng dẫn, tập huấn để mọi

người hiểu rõ công việc và thực hiện đồng bộ, nhất quán 3.24 5 2 Hiệu trưởng ban hành các văn bản, các quy chế, quy định để chỉ đạo,

đôn đốc mọi người thực hiện và thực hiện thống nhất 3.25 4 3 Chỉ đạo các tổ chuyên môn dựa vào kế hoạch của nhà trường xây

dựng kế hoạch tổ cụ thể, chi tiết. 3.29 1

4 HT chỉ đạo các lực lượng GD ATGT tích cực chủ động trong việc lựa

chọn hình thức, phương pháp phù hợp 3.22 6

5

Chỉ đạo GV chủ nhiệm, GV bộ môn nghiên cứu nội dung GD ATGT, đặc điểm tâm sinh lí lựa chọn hình thức và PP tích cực giúp HS hình thành các kĩ năng thông qua môn học

3.28 2

6 HT chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới nội dung sinh hoạt, thường xuyên

tổ chức dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm. 3.26 3

7 HT thực hiện quyền chỉ huy theo từng mảng công việc được giao. Ra

quyết định quản lý đúng và kịp thời. 3.20 7

8 Thường xuyên đôn đốc, động viên và khuyến khích các cán bộ, giáo

viên, nhân viên, học sinh thực hiện HĐ GDATGT 3.19 8

9 Thực hiện việc giám sát, triển khai nhiệm vụ của các cá nhân hoặc

nhóm, bộ phận để có phương án điều chỉnh kịp thời. 3.15 10 10 Trực tiếp đôn đốc chỉ đạo để kịp thời khuyến khích, uốn nắn. Thúc

đẩy các hoạt động phát triển chung trong nhà trường. 3.17 9

Việc chỉ đạo “HT chỉ đạo các lực lượng GD ATGT tích cực chủ động trong việc lựa chọn hình thức, phương pháp phù hợp với nội dung và thực tế.” Được đánh giá ở mức “ Khá” (3,22 điểm, xếp hạng 6) có số người được hỏi đánh giá ở mức trung bình. Qua trao đổi trực tiếp với một số cán bộ quản lý và giáo viên về những vấn đề còn tồn tại trong khâu chỉ đạo thực hiện, cho thấy bản thân mỗi GV phải thực hiện rất nhiều các hoạt động GD khác nhau trong điều kiện thời gian hạn hẹp, thêm nữa, áp lực về thành tích của HS thường chỉ rơi vào các môn cơ bản như Toán, Tiếng Việt, còn các hoạt động GD ATGT thường chưa được quan tâm đúng mức nên sự quan tâm sáng tạo trong đổi mới phương pháp giảng dạy của GV dành cho các hoạt động GD ATGT còn hạn chế. Đây cũng là một vấn đề quan trọng mà các nhà QLGD cần lưu tâm tìm cách khắc phục.

Việc “Thực hiện việc giám sát, triển khai nhiệm vụ của các cá nhân hoặc nhóm, bộ phận để có phương án điều chỉnh kịp thời” các hoạt động GD ATGT ở các trường TH chỉ đạt được ở mức “ Khá” ( 3,15 điểm, xếp hạng cuối cùng). Các ý kiến phỏng vấn trực tiếp cho rằng: việc giám sát còn mang tính hình thức, chưa sát thực tế hoạt động GD ATGT do CB ban chỉ đạo đều là công tác kiêm nhiệm nên thời gian còn hạn chế. Khâu giám sát, kiểm tra cần tăng cường hoạt động hơn để có những đánh giá chuẩn hơn, động viên, đánh giá được đội ngũ, từ đó làm cơ sở để điều chỉnh hoạt động khi nhận thấy hiệu quả giáo dục chưa cao.

Như vậy có thể thấy GV mong muốn thêm các giờ sinh hoạt ATGT ngoài lớp, và điều cần cho giảng dạy môn học ATGT là định hướng chủ đích, chủ thể hình thức GD.

2.4.5. Thực trạng kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)