Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 82 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng

Ý thức tham gia học tập, tìm hiểu, thực thi kiến thức về ATGT của HS còn thấp, các em vẫn chưa coi trọng việc học tập và chấp hành luật giao thông. Bên cạnh đó, nhiều gia đình chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của GD ATGT, chưa chú ý đúng mức, thậm chí còn làm gương xấu cho con khi tham gia giao thông. Thực trạng vi phạm ATGT vẫn diễn ra thường xuyên trước mắt các em là ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và thái độ của HS. Những nguyên nhân đó làm cho việc GD ý thức cho các em HS trở nên khó khăn đối với các trường.

Việc lập kế hoạch GD ATGT năm học hiện nay hầu như mới dựa trên việc rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm của năm học vừa qua và mục tiêu GD năm tiếp theo mà chưa có sự quan tâm thích đáng.

CBQL các cấp cũng như GV trực tiếp thực hiện công tác GD ATGT đều là kiêm nhiệm, chưa thực sự chuyên tâm dành thời gian nghiên cứu, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức các hoạt động GD ATGT. Việc tổ chức tuyên truyền hay tập huấn chuyên môn về GD ATGT cũng chưa được tiến hành thườngxuyên.

CSVC các trường học hoàn toàn bị động vì nhiều yếu tố mà chính nhất là các nhà trường có diện tích sân bãi hẹp, không có nơi để giảng dạy thực hành giao thông. Kinh phí hỗ trợ cho các sáng kiến giảng dạy ATGT còn hạn hẹp.

Các buổi tập huấn định kỳ của ban ATGT về thời lượng không đủ, nội dung tập huấn hướng vào vấn đề thiết yếu. Kinh phí cho tập huấn hạn chế. Cán bộ ATGT

ngoài trường còn kiêm nhiệm, không có thời gian hỗ trợ các trường học.

Việc kiểm tra - giám sát - đánh giá chưa có sự thống nhất về tiêu chí đánh giá. Các trường chỉ kiểm tra được các hoạt động GD ATGT diễn ra trong khuôn viên trường. HS đa phần lại do CMHS đưa đón hai chiều từ nhà đến trường và ngược lại; việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình khó thiết lập chặt chẽ.

Do sự bất cập thời gian của CMHS, sinh hoạt định kỳ chỉ mỗi năm 3 lần nhưng vẫn có vắng khoảng 10-20%. Thời gian một cuộc họp không dài, vì vậy việc tuyên truyền GD ATGT đến CMHS không khả thi.

Tiểu kết Chương 2

Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng HĐ GDATGT và quản lý HĐ GDAT cho HS ở trường TH trên địa bàn TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho thấy: GD ATGT cho HS ở c á c t r ư ờ n g TH thực hiện trong những năm qua đã bước đầu bám sát mục tiêu giáo dục đề ra bằng những hình thức, biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập.

Những điểm mạnh trong QLGD ATGT thể hiện chủ yếu ở nhận thức, cả của nhà trường, gia đình và cộng đồng. Nhưng còn khá nhiều hạn chế về cách làm, kĩ năng, thái độ cần thiết, nhất là phía CMHS và chính HS. Trong đó điểm yếu nhất là chưa thực sự huy động cộng đồng tham gia QLGD ATGT hiệu quả. Vì vậy, GD ATGT và quản lý hoạt động này còn mang tính hình thức, tính phong trào. Các phương thức GD ATGT khác nhau như dạy học, hoạt động ngoài môn học, giao lưu, v.v… đều được áp dụng. Song vấn đề ý t ưở n g và biện pháp quản lý chúng lại chưa được quan tâm đúng mức và chưa được thực hiện tốt. Đặc biệt việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào QLGD ATGT hầu như chưa được chú ý và chưa có cách làm hiệu quả.

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng các trường TH, tác giả đã đưa ra các đánh giá ưu - khuyết điểm cùng các phân tích nguyên nhân khách quan chủ quan, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác GD ATGT trong các nhà trường.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)