Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá hoạt động giáo dục an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 88 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá hoạt động giáo dục an

toàn giao thông ở các trường tiểu học

3.2.2.1. Mục đích đề xuất biện pháp

Xây dựng được một bản kế hoạch GD ATGT cụ thể, chi tiết, khoa học, sát hợp với điều kiện hoàn cảnh nhà trường, với thực tế giao thông địa phương, vạch ra các phương án thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của bản kế hoạch, đưa ra các giải pháp cho từng nhiệm vụ cụ thể. Các giải pháp này phải có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường, của địa phương.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Trên cơ sở tầm nhìn, định hướng dài hạn và các điều kiện cho hoạt động đã được dự kiến, hàng năm triển khai hiệu quả việc xây dựng kế hoạch hoạt động năm; sau đó cụ thể hoá ra theo từng bộ phận hoặc theo học kỳ, quý, tháng. Khi xây dựng kế hoạch cần chú ý tới điều kiện của nhà trường, nhu cầu của địa phương, các chỉ tiêu cần phấn đấu để xác định mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp.

- Phân công và giao trách nhiệm, quyền hạn, điều kiện thực hiện cụ thể cho các lực lượng: công đoàn, đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn…

- Sau khi xây dựng kế hoạch cần cho GV thảo luận, đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch của nhà trường. Yêu cầu các bộ phận được giao nhiệm vụ chủ động lập kế hoạch của mình theo năm học, theo kỳ, theo tháng dựa trên kế hoạch tổng thể của nhà trường.

- Bên cạnh đó nhà trường cũng cần xây dựng kế hoạch kiểm tra và đánh giá, giám sát việc thực hiện của các lực lượng theo kế hoạch đã được xây dựng.

Trong kế hoạch GD tổng thể đó, HT cần chú trọng xây dựng kế hoạch GD ATGT để chỉ đạo các HĐ GDATGT trong nhà trường đạt được hiệu quả cao nhất.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Trong việc lập kế hoạch, HT cần phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tế trong quá trình lập kế hoạch, đồng thời phải sử dụng những phương pháp khoa học thì kế hoạch mới khả thi.

Bước 1: Khảo sát thực trạng HĐ GDATGT năm học trước, đề ra mục tiêu GD ATGT năm học mới:

- Khảo sát tình hình phát triển kinh tế - XH của địa phương, nhu cầu GD và học tập của CMHS, đặc điểm của HS và điều kiện nhân lực (tình hình đội ngũ cán bộ, GV, …), tài chính, CSVC-kỹ thuật trong nhà trường trước khi bắt đầu năm học mới. Ban chỉ đạo GD ATGT các trường TH có buổi dự thảo trước năm học mới về các tiêu chuẩn kiểm tra – đánh giá ATGT, các kết quả GD môn học ATGT đạt được, các sai sót trong quản lý GD ATGT, các tồn đọng có thể gây hậu quả từ những quy định trong năm học cũ của nhà trường,....

Ban ATGT nhà trường sẽ cập nhật các thông tư, quy định, yêu cầu năm học mới của Bộ, Sở GD & ĐT mang tính phổ biến rộng đến toàn ban. Và từ 02 điều kiện đó làm cơ sở sửa đổi bổ sung điều lệ, quy định mới ở bước cơ bản cho công tác quản lý HĐ GD ATGT nhà trường. Từ đó kết hợp với mục tiêu năm học bộ ngành đề ra, xây dựng mục tiêu GD nhà trường, mục tiêu GD ATGT trong năm học mới.

- Rà soát tình hình đội ngũ CBQL, GV, nhân viên của nhà trường (số lượng, trình độ chuyên môn, năng lực công tác, …).

- Kiểm tra CSVC, các phương tiện phục vụ cho dạy và học, phương tiện GD ngoài giờ lên lớp, chuẩn bị tốt nhất theo khả năng của nhà trường hiện có.

- Nhu cầu GD ATGT cho HS của CMHS.

Bước 2: Lập kế hoạch quản lý HĐ GDATGT trong kế hoạch tổng thể năm học: Khi xây dựng kế hoạch GD ATGT cho HS TH, người HT cần lưu ý đến các yếu tố cấu thành kế hoạch, bao gồm:

- Các dự kiến về mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả GD ATGT cần đạt trong năm. - Tiến độ về thời gian thực hiện kế hoạch.

- Nội dung GD ATGT gắn liền với hoạt động dạy học, GD, rèn luyện.

- Người thực hiện (dự kiến số lượng CBQL, GV, nhân viên) và các điều kiện khả thi (tài chính, CSVC - kỹ thuật).

- Công tác tổ chức, chỉ đạo và điều hành từng nội dung công việc.

- Dự kiến phương án thực hiện kế hoạch: Nhà trường chủ động tổ chức các HĐ GDATGT hoặc liên kết với các đơn vị đã được cấp phép hoạt động tổ chức GD ATGT cho HS dưới hình thức các câu lạc bộ GD ATGT hay cung cấp phần mềm GD ATGT cho GV giảng dạy.

Bước 3: Xây dựng bộ máy và bố trí nhân sự thực hiện kế hoạch.

Tùy tình hình của nhà trường mà HT chịu trách nhiệm hay phân công PHT phụ trách HĐ GDATGT.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

Kế hoạch đưa ra phải chỉ rõ mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi khó khăn của nhà trường, có kế hoạch chi tiết cho từng kỳ, từng tháng, từng tuần và cả năm học. Kế hoạch phải cụ thể đến từng khối lớp, và từng đối tượng HS.

Bước 4: Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch

HT cần phát huy tinh thần dân chủ, huy động sự tham gia của GV, CBQL, CMHS vào quá trình xây dựng kế hoạch. HT yêu cầu các tổ chuyên môn nghiên cứu, trao đổi và góp ý vào bản dự thảo kế hoạch. Bằng những kinh nghiệm thực tế,

những hoạt động trực tiếp với HS trong công tác GD ATGT hàng năm, ý kiến đóng góp của các tổ chuyên môn, các đoàn thể thực sự là cần thiết để góp phần hoàn thiện một bản kế hoạch khả thi. Bên cạnh đó, việc làm này vừa phát huy tinh thần dân chủ, vừa thể hiện sự tôn trọng tập thể của người lãnh đạo nhà trường. Từng ý kiến đóng góp sẽ được đưa trao đổi, cân nhắc về sự hợp lý, tính khả thi khi đưa vào kế hoạch. HT ra quyết định thực hiện.

Trong cuộc họp hội đồng tháng 9, bản kế hoạch chính thức sẽ được phổ biến công khai trong cuộc họp Hội đồng sư phạm đầu năm học. Sau đó, các tổ chuyên môn, các đoàn thể được phân công nhiệm vụ trong kế hoạch sẽ họp triển khai những nội dung hoạt động GD ATGT cụ thể trong tháng.

Bước 5: Sau khi xây dựng kế hoạch GD ATGT cho HS hằng năm, tiến hành triển khai đến toàn thể đội ngũ để nắm và thực hiện, đưa lên trang web của nhà trường để thông tin đến CMHS.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Được cấp quản lý trên nhà trường quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ. Được cấp trên hỗ trợ bổ sung kế hoạch tài chính cho các hoạt động QLGD ATGT các trường TH. Được cấp trên thông qua và phê duyệt các hạng mục thi đua.

Các thành viên Ban chỉ đạo nhiệt tình, tích cực, gương mẫu trong hoạt động GD ATGT của CB, GV nhà trường, năng nổ phản hồi các sai phạm. Cần nâng cao chất lượng, sinh động hoá sinh hoạt nội bộ ban ATGT mở rộng đến các GV. Cần liên tục đổi mới nội dung, cải tiến hình thức sinh hoạt lập kế hoạch. Có đội ngũ GV, chi đoàn mạnh, nhiệt tình, sáng tạo.

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, đủ sức tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 88 - 91)