8. Cấu trúc luận văn
1.4.5. Kiểm tra, giám sát, đánhgiá việc thực hiện các hoạt động giáo dục an
Đây là chức năng quan trọng của nhà quản lý trong việc quản lý các hoạt động GD ATGT nói riêng, cũng như quá trình quản lý nói chung. Có thể nói, chức năng này xuyên suốt quá trình quản lý. Kiểm tra, đánh giá là một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một bộ phận trong quá trình thực hiện quyết định. Ngoài ra, còn có thể hiểu kiểm tra là hoạt động quan sát và kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình hoạt động của đối tượng bị quản lý (GV, nhân viên, HS,…) với các quyết định quản lý đã lựa chọn.
Trong việc kiểm tra, đánh giá các HĐ GDATGT, chức năng này thể hiện việc thực hiện các hoạt động kiểm tra/giám sát một cách chủ động đối với các công việc liên quan đến GD ATGT của nhà trường nhằm tìm ra, khẳng định những ưu điểm, phát hiện những hạn chế, sai sót, kịp thời thực hiện điều chỉnh cần thiết để hoạt động đi đúng hướng, đảm bảo thực hiện mục tiêu cuối cùng là hình thành ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho HS. Trong quá trình vận hành các HĐ GDATGT của nhà trường, nếu không đạt được kết quả mong muốn, HT cần phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh cần thiết để đạt được mục tiêu.
Quá trình kiểm tra/ giám sát là tiến trình điều chỉnh và tự điều chỉnh liên tục và thường diễn ra theo trình tự sau:
Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS.
HT ủy quyền cho PHT phụ trách GD ATGT xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS dựa trên các văn bản hướng dẫn của ngành và điều kiện thực tế của nhà trường. Sau đó, trao đổi, thống nhất và triển khai kế hoạch đến toàn thể hội đồng sư phạm, CMHS và HS về mục tiêu, nội dung, hình thức và phươn pháp kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS.
Mục tiêu của kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu GD ATGT ở từng HS, làm căn cứ đánh giá kết quả hoạt động GD ở các em về năng lực và phẩm chất theo Thông tư số 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy định đánh giá HS TH ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng GD ATGT của nhà trường.
Nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS: Căn cứ vào nội dung, chương trình GD ATGT được triển khai ở nhà trường, kiểm tra đánh giá mức độ hình thành và vận dụng các kỹ năng của HS trong học tập, giao tiếp và xử lí các hành tình huống khi tham gia giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
Hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS là đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì bằng nhận xét trong suốt quá trình GD; kết hợp đánh giá của GV đối với HS thông qua các biểu hiện của HS trong quá trình GD, HS tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau, CMHS đánh giá, trong đó đánh giá của GV là quan trọng nhất.
Nguyên tắc khi kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS cần phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng, công khai, thường xuyên, toàn diện, hệ thống, GD và phát triển.
Người chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS là GV chủ nhiệm kết hợp cùng GV bộ môn dạy lớp.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS. Xác định quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân trong kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS.
GV chủ nhiệm: Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS trong lớp thông qua biểu hiện của HS khi học tập các môn học có tích hợp GD ATGT và khi HS tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá HS theo quy định; nghiệm thu, bàn giao chất lượng GD HS. Thông báo riêng cho CMHS về kết quả đánh giá quá trình GD của mỗi HS. Hướng dẫn HS tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho CMHS về nội dung và cách thức đánh giá kết quả GD ATGT; phối hợp và hướng dẫn CMHS tham gia vào quá trình đánh giá.
GV bộ môn: Chịu trách nhiệm đánh giá kết quả GD ATGT cho HS trong quá trình học tập, rèn luyện đối với môn học mà GV phụ trách và trong hoạt động GD
theo quy định. Phối hợp với GV chủ nhiệm, GV cùng lớp, CMHS thực hiện việc đánh giá HS; hoàn thành hồ sơ đánh giá HS; nghiệm thu chất lượng GD HS. Hướng dẫn HS tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn.
GV theo dõi sự tiến bộ của HS trong quá trình GD ATGT, ghi chép những lưu ý với HS có kỹ năng còn thiếu hoặc có khả năng vượt trội. Trong trường hợp cần thiết, GV thông báo riêng cho CMHS về kết quả đánh giá của mỗi HS.
Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS. HT chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS bằng văn bản thông qua kế hoạch và quyết định thành lập hội đồng kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập và GD của HS hằng năm. Thường xuyên theo dõi, giám sát, hướng dẫn giúp đỡ và yêu cầu các cá nhân có trách nhiệm trong kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS báo cáo từng tháng, cuối học kì, cuối năm. Giải quyết thắc mắc, kiến nghị nếu có về kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS.
Kiểm tra hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS. CBQL kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS thông qua việc thăm lớp, dự giờ; kiểm tra phần nhận xét, đánh giá của GV về kết quả học tập và năng lực, phẩm chất của HS trong sổ liên lạc mỗi tháng; qua phản hồi và ý kiến của CMHS. So sánh, đối chiếu kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả GD ATGT cho HS của GV với chuẩn kiến thức, kĩ năng ở mỗi môn học và nội dung ATGT được tích hợp ở từng môn học và nội dung GD ATGT được thực hiện trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp đã triển khai ở nhà trường để xem GV đã đánh giá đúng và thực chất chưa. HT lấy kết quả kiểm tra đánh giá kết quả GD ATGT cho HS làm cơ sở để đánh giá đúng thực chất hiệu quả của HĐ GDATGT cho HS ở trường TH, cải tiến công tác quản lý, nâng cao chất lượng của HĐ GDATGT.
Vậy kiểm tra, đánh giá hoạt động GD ATGT là việc nhìn lại những kết quả đạt được qua việc triển khai hoạt động QLGD ATGT. Từ đó, có biện pháp phát huy những mặt tích cực đem lại hiệu quả cao trong quá trình triển khai, đồng thời khắc phục những hạn chế nhằm trong công tác GD ATGT. Trong quá trình thực hiện
người HT phải linh hoạt, thường xuyên kiểm tra đánh giá để có những quyết định kịp thời đảm bảo mục tiêu đề ra.
1.4.6. Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường tiểu học