Thực trạng việc đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 77)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.6. Thực trạng việc đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục an

Bảng 2.15. Thực trạng thực hiện chức năng quản lí trong việc đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục an toàn giao thông

STT Nội dung Ý kiến

ĐTB XH

1 Xây dựng KH đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính,

CSVC – kỹ thuật cho HĐ GDATGT 3.25 3

2 Tổ chức đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, CSVC–

kỹ thuật cho HĐ GDATGT 3.23 4

3 Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, CSVC–

kỹ thuật cho HĐ GDATGT 3.26 2

4 Kiểm tra việc đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính,

CSVC–kỹ thuật cho HĐ GDATGT 3.29 1

Đánh giá thực trạng quản lý việc đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho quản lý HĐ GDATGT ở các trường TH được ghi nhận trong Bảng 2.15.

Căn cứ kết quả khảo sát ghi nhận ở Bảng 2.15 có thể nhận xét như sau:

- ĐTB chung các yếu tố (3,26 điểm) cho thấy nhìn chung,quản lý việc đảm bảo các điều kiện về nhân lực, CSVC–kỹ thuật, nguồn tài chính, cho HĐ GDATGT được đánh giá “Tốt”.

- Các chức năng lập kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra việc đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, CSVC–kỹ thuật cho HĐ GDATGT đều được thực hiện tốt. Qua đó thấy được người HT đã cố gắng thực hiện khá tốt các chức năng quản lý trong việc đảm bảo các điều kiện về nhân lực, CSVC – kỹ thuật, nguồn tài chính, từ công tác xây dựng kế hoạch đến khi triển khai, phân công thực hiện, kiểm tra đánh giá,… nhằm phát huy tính tích cực, hiệu quả của các nguồn lực phục vụ cho HĐ GDATGT.

Bảng 2.16. Đánh giá về mức độ đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục an toàn giao thông

TT Nội dung Ý kiến

ĐTB XH

1 Đội ngũ cán bộ quản lý ,giáo viên và sự phối hợp các lực

lượng ngoài nhà trường 3.24 1

2 Cơ sở vật chất – trang thiết bị 3.23 2

3 Nguồn tài chính cho giáo dục an toàn giao thông 3.21 3

Điểm trung bình chung các yếu tố 3,22

Kết quả khảo sát CBQL và GV cho thấy các điều kiện cho GDATGT như yếu tố nhân lực, điều kiện CSVC và trang thiết bị dạy học, tài chính đầu tư cho HĐ GDATGT ở trường TH hiện nay cơ bản được đảm bảo “Đủ”( ĐTB các yếu tố là 3,22) nhưng yếu tố về nguồn tài chính cho GD ATGT còn thiếu chưa đầy đủ. Trong đó, “Nguồn tài chính cho GD ATGT” được đánh giá đáp ứng thấp nhất (ĐTB 3,21 xếp hạng 3/3).

biện pháp quản lý để các điều kiện về nhân lực, tài chính, CSVC – kỹ thuật cho HĐ GDATGT được đảm bảo đầy đủ cả về số lượng và chất lượng.

2.5. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở các trường tiểu học tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

2.5.1. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý HĐ GDATGT cho HS ở trường TH là ý thức học tập và rèn luyện của HS, trình độ, năng lực của đội ngũ GV và phẩm chất, năng lực CBQL nhà trường. Kết quả khảo sát các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý HĐ GDATGT cho HS ở các trường TH trên địa bàn TP Quy Nhơn qua các đối tượng là CBQL và GV được ghi nhận trong Bảng 2.16 như sau:

Bảng 2.17. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan

TT Nội dung

Ý Kiến CBQL, GV

ĐTB XH

1 Kinh nghiệm, năng lực của cán bộ quản lý nhà trường. 3,72 2 2 Phẩm chất năng lực và sự tận tâm của đội ngũ giáo viên. 3,82 1

3 Tinh thần, thái độ học tập của học sinh 3,28 3

Điểm chung bình chung các yếu tố 3,62

Tất cả các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý HĐ GDATGT cho HS ở trường TH đều được CBQL và GV đánh giá ở mức độ “Ảnh hưởng rất mạnh” với ĐTB chung các yếu tố là 3,62. Trong đó, yếu tố “Phẩm chất năng lực và sự tận tâm của đội ngũ giáo viên.” Được đánh giá ảnh hưởng nhất (3,82 điểm, xếp hạng 1); tiếp theo là “Kinh nghiệm, năng lực của CBQL nhà trường.” Xếp hạng 2 (3,76 điểm) và “Tinh thần, thái độ học tập của học sinh” xếp hạng 3 (3,28 điểm). Qua đó, có thể thấy rằng đội ngũ CBQL và GV có vai trò vô cùng quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả của HĐ GDATGT cho HS ở trường TH.

2.5.2. Các yếu tố khách quan

GDATGT cho HS ở các trường TH trên địa bàn TP Quy Nhơn qua các đối tượng là CBQL và GV được ghi nhận trong Bảng 2.18 như sau:

Bảng 2.18. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan

TT Nội dung

Ý kiến CBQL, GV

ĐTB XH

1 Sự quan tâm, chỉ đạo của cơ quan quản lý các cấp 3,15 3

2 Sự tham gia của gia đình và các lực lượng xã hội liên quan 3,40 2 3 Cơ sở vật chất – kỹ thuật và kinh phí cho giáo dục an toàn giao

thông. 3,57 1

Điểm chung bình chung các yếu tố 3,38

Qua khảo sát cho thấy các yếu tố khách quan được đánh giá ở mức “Ảnh hưởng rất mạnh” (ĐTB chung các yếu tố là 3,38). Hai yếu tố “Cơ sở vật chất – kỹ thuật và kinh phí cho GD ATGT” và “Sự tham gia của gia đình và các lực lượng xã hội có liên quan.” được đánh giá “Ảnh hưởng rất mạnh” xếp hạng 1 và 2. Tuy nhiên, yếu tố “Sự quan tâm, chỉ đạo của cơ quan quản lý các cấp” lại được đánh giá ở mức độ “Ảnh hưởng mạnh” (3,15 điểm, xếp hạng 3).

Tóm lại, các yếu tố chủ quan và khách quan đều ảnh hưởng đến quản lý HĐ GDATGT, đặc biệt là các yếu tố “Phẩm chất năng lực và sự tận tâm của đội ngũ GV.” và “Kinh nghiệm, năng lực của CBQL nhà trường”. Đội ngũ CBQL cũng chính là chủ thể của quá trình quản lý HĐ GDATGT cho HS ở trường TH. HT cần có những biện pháp mạnh mẽ để phát huy các yếu tố này.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, thông cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.6.1. Những điểm mạnh

- Đa số CBQL, GV, CMHS và HS nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như mục tiêu của HĐ GDATGT. Đây là cơ sở tiền đề giúp cho HĐ GDATGT cho HS ở các trường TH được thuận lợi, có thể đạt kết quả như mong đợi.

-Có triển khai các kế hoạch và thực hiện mục tiêu giáo dục của Bộ ngành, có thực hiện triệt để các văn bản chỉ đạo của quận về các hoạt động GD ATGT.

-Có sự phối hợp tương đối tốt giữa ban ATGT nhà trường với lực lượng ATGT ngoài nhà trường.

-Có hệ thống tổ chức hoạt động và sự liên kết giữa lập kế hoạch và thực hiện. -Có sự quan tâm quản lý, chỉ đạo sát sao giữa các thành viên ban ATGT đến quá trình giảng dạy của các GV.

-Có sự linh hoạt kế hoạch GD ATGT xen kẽ giữa các môn học khác.

2.6.2. Những tồn tại, hạn chế

Công tác tuyên truyền GD nhận thức cho các lực lượng GD cũng đã được quan tâm triển khai ở các trường, song hiệu quả chưa cao. Nội dung, phương pháp tuyên truyền còn sơ sài, chủ yếu làm theo các đợt trong năm mà không có nhiều những sáng kiến, sáng tạo, chưa nhất quán triệt để tinh thần ATGT cho HS đến các CMHS - phụ huynh HS. Điều này dẫn đến việc các lực lượng GD chưa toàn tâm toàn ý với công việc, chỉ thực hiện mang tính hình thức để hoàn thành kế hoạch.

Công tác lập kế hoạch còn chung chung, chưa xác định được phương thức hoạt động, các nguồn lực dự kiến, chưa trù bị được thời gian thực hiện các hoạt động GD ATGT trong và ngoài nhà trường, chưa dự trù đa dạng các hình thức tổ chức và các biện pháp thực hiện hoạt động ATGT. Trong thực hiện, trưởng ban ATGT còn thiếu sự chỉ đạo cụ thể đến các thành viên. Chính vì vậy, việc huy động và phát huy hết khả năng của bộ máy quản lý trong GD ATGT còn thấp.

Việc triển khai các hình thức, phương pháp GD ATGT tương đối đa dạng, song thực tế tính chuyên môn và tính sư phạm chưa cao. Các trường chưa quan tâm đúng mức tới việc tổ chức các buổi tập huấn bổ sung kiến thức ATGT cho các đối tượng CB - GV, chưa có nhiều các buổi sinh hoạt trao đổi kỹ năng giảng dạy ATGT và sử dụng đồ dùng dạy học đa dạng, chưa linh hoạt đổi mới nhiều hình thức tổ chức sinh hoạt, giáo dục ATGT.

Công tác kiểm tra, đánh giá chưa chặt chẽ đối với hoạt động giảng dạy môn học ATGT, việc kiểm tra đột xuất chưa thực hiện nhiều, chưa triệt để kiểm tra việc

thực hiện ATGT của CB - GV và HS. Chính vì vậy, HT khó có căn cứ để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp; việc biểu dương, khen thưởng chưa được quan tâm đúng mức.

Sự phối kết hợp của nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường tuy có triển khai song còn thiết sự linh hoạt, chưa phát huy được vai trò và thế mạnh của các lực lượng này.

Công tác QLGD ATGT về nâng cao nhận thức cho HS vẫn còn mang tính hình thức, Lãnh đạo của nhà trường vẫn chưa thường xuyên năm bắt về nhận thức của đội ngũ GV.

2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng

Ý thức tham gia học tập, tìm hiểu, thực thi kiến thức về ATGT của HS còn thấp, các em vẫn chưa coi trọng việc học tập và chấp hành luật giao thông. Bên cạnh đó, nhiều gia đình chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của GD ATGT, chưa chú ý đúng mức, thậm chí còn làm gương xấu cho con khi tham gia giao thông. Thực trạng vi phạm ATGT vẫn diễn ra thường xuyên trước mắt các em là ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và thái độ của HS. Những nguyên nhân đó làm cho việc GD ý thức cho các em HS trở nên khó khăn đối với các trường.

Việc lập kế hoạch GD ATGT năm học hiện nay hầu như mới dựa trên việc rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm của năm học vừa qua và mục tiêu GD năm tiếp theo mà chưa có sự quan tâm thích đáng.

CBQL các cấp cũng như GV trực tiếp thực hiện công tác GD ATGT đều là kiêm nhiệm, chưa thực sự chuyên tâm dành thời gian nghiên cứu, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức các hoạt động GD ATGT. Việc tổ chức tuyên truyền hay tập huấn chuyên môn về GD ATGT cũng chưa được tiến hành thườngxuyên.

CSVC các trường học hoàn toàn bị động vì nhiều yếu tố mà chính nhất là các nhà trường có diện tích sân bãi hẹp, không có nơi để giảng dạy thực hành giao thông. Kinh phí hỗ trợ cho các sáng kiến giảng dạy ATGT còn hạn hẹp.

Các buổi tập huấn định kỳ của ban ATGT về thời lượng không đủ, nội dung tập huấn hướng vào vấn đề thiết yếu. Kinh phí cho tập huấn hạn chế. Cán bộ ATGT

ngoài trường còn kiêm nhiệm, không có thời gian hỗ trợ các trường học.

Việc kiểm tra - giám sát - đánh giá chưa có sự thống nhất về tiêu chí đánh giá. Các trường chỉ kiểm tra được các hoạt động GD ATGT diễn ra trong khuôn viên trường. HS đa phần lại do CMHS đưa đón hai chiều từ nhà đến trường và ngược lại; việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình khó thiết lập chặt chẽ.

Do sự bất cập thời gian của CMHS, sinh hoạt định kỳ chỉ mỗi năm 3 lần nhưng vẫn có vắng khoảng 10-20%. Thời gian một cuộc họp không dài, vì vậy việc tuyên truyền GD ATGT đến CMHS không khả thi.

Tiểu kết Chương 2

Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng HĐ GDATGT và quản lý HĐ GDAT cho HS ở trường TH trên địa bàn TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho thấy: GD ATGT cho HS ở c á c t r ư ờ n g TH thực hiện trong những năm qua đã bước đầu bám sát mục tiêu giáo dục đề ra bằng những hình thức, biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập.

Những điểm mạnh trong QLGD ATGT thể hiện chủ yếu ở nhận thức, cả của nhà trường, gia đình và cộng đồng. Nhưng còn khá nhiều hạn chế về cách làm, kĩ năng, thái độ cần thiết, nhất là phía CMHS và chính HS. Trong đó điểm yếu nhất là chưa thực sự huy động cộng đồng tham gia QLGD ATGT hiệu quả. Vì vậy, GD ATGT và quản lý hoạt động này còn mang tính hình thức, tính phong trào. Các phương thức GD ATGT khác nhau như dạy học, hoạt động ngoài môn học, giao lưu, v.v… đều được áp dụng. Song vấn đề ý t ưở n g và biện pháp quản lý chúng lại chưa được quan tâm đúng mức và chưa được thực hiện tốt. Đặc biệt việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào QLGD ATGT hầu như chưa được chú ý và chưa có cách làm hiệu quả.

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng các trường TH, tác giả đã đưa ra các đánh giá ưu - khuyết điểm cùng các phân tích nguyên nhân khách quan chủ quan, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác GD ATGT trong các nhà trường.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào mục tiêu chung là nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý HĐ DGDATGT cho HS ở các trường TH trên địa bàn TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Mục đích luôn là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các hoạt động, đặc biệt đối với hoạt động QLGD ATGT. Nó bảo đảm cho cả quá trình hoạt động đi đúng hướng, không có những bước đi sai lầm. Vì vậy, các biện pháp phải bám sát mục đích của việc QLGD ATGT trong các nhà trường TH và dùng mục đích đó để định hướng xuyên suốt trong quá trình HĐ GDATGT.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Khi đề xuất biện pháp đòi hỏi chúng ta nhận thức đúng đắn và sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác QLGD nói chung và công tác QLGD ATGT nói riêng. QLGD ATGT trong trường TH phải tuân thủ và dựa trên cơ sở: các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD & ĐT và của địa phương cũng như của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà trường theo quy định của pháp luật; phải bám sát chỉ đạo của UBND các cấp và của ngành về công tác GD ATGT hằng năm.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Cần xem xét mối liên hệ tác động qua lại giữa các biện pháp và nhu cầu thực tiễn của HĐ GDATGT và QLGD cấp nhà trường, sự tương tác qua lại giữa các biện pháp mang tính biện chứng, tránh phiến diện một chiều, chủ quan.

trình thực hiện, phù hợp với khung lý luận và cơ sở thực tiễn. Tính hệ thống cho thấy mỗi biện pháp QLGD ATGT có vai trò, nội dung, cách thực hiện riêng của nó nhưng việc triển khai luôn mang tính đồng bộ và thúc đẩy nhau trong quá trình thực hiện.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát huy

Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp phải được xây dựng dựa trên các nguyên nhân khách quan, chủ quan từ thực tiễn; được khảo sát, đề xuất trên cơ sở đảm bảo tính hệ thống, kế thừa những ưu điểm đã có, khắc phục những khó khăn đang đặt ra. Các câu hỏi nghiên cứu được hoạch định cụ thể các vấn đề thiết thực nhất đối với môn học cũng như vấn đề ATGT cho HS TH hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)