8. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Quản lý hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục
Lập kế hoạch nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS. Trước tiên, cần xây dựng tầm nhìn dài hạn của việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ về tầm quan trọng của GD ATGT. Từ đó, xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp để tuyên tuyền GD; đánh giá các phương án khi lựa chọn để xác định các biện pháp thực hiện tuyên tuyền GD nhằm nâng cao nhận thức. Cụ thể là:
Mục tiêu của kế hoạch là nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, HS về sự cần thiết của GD ATGT cho HS ở trường TH; làm cho họ hiểu đây là một hoạt động quan trọng đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và cũng là một trong những mục tiêu cần đạt được của GD phổ thông. HT phải xác định rõ trong tập thể sư phạm GD ATGT là một công tác của nhà trường, của các lực lượng GD nhằm xây dựng ý thức trách nhiệm, tinh thần phối hợp tạo hiệu quả GD cao.
Nội dung tuyên truyền cho đội ngũ là tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung, … của GD ATGT cho HS. HT triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên về tăng cường GD ATGT cho HS; các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, sách tham khảo về GD ATGT cho HS ở trường TH. HT cần làm cho tập thể sư phạm của nhà trường nhận thức được rằng GD ATGT cho HS là cấp thiết, cần tiến hành thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi thông qua môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
HĐ GDATGT cho HS là công việc và trách nhiệm của mỗi GV, của toàn bộ các thành viên trong nhà trường, của các đoàn thể chính trị ở đơn vị chứ không phải là của riêng GVCN hay một vài GV nào. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền giúp cho HS hiểu việc trang bị ATGT giúp ngăn chặn, đẩy lùi các vi phạm ATGT trong HS, góp phần thực hiện hiệu quả công tác GD ATGT, Bộ GD & ĐT đã triển khai công tác GD HS nắm vững các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
Hình thức tuyên truyền có thể qua việc tổ chức chuyên đề, trong các buổi chào cờ, qua công tác của đội phát thanh măng non hàng tuần, sinh hoạt chuyên môn, buổi họp hội đồng sư phạm hoặc qua hình thức tham quan thực tế tại các trường thực hiện tốt HĐ GDATGT,…
Phương pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ có thể sử dụng là phương pháp thuyết phục, nêu gương, …
Tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GD ATGT: Phân công cụ thể công việc, quyền hạn, trách nhiệm cho bộ phận hay cá nhân (có thể là các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên hay PHT, các tổ trưởng chuyên môn, …) để triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GD ATGT. Muốn hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS đạt hiệu quả, HT cũng chuẩn bị các điều kiện về tài chính (kinh phí bồi dưỡng, kinh phí tổ chức,…), nhân lực (bảo vệ, nhân viên hỗ trợ), CSVC (phòng họp, máy chiếu…), …
Chỉ đạo thực hiện việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GD ATGT: Ra văn bản thực hiện việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GD ATGT thông qua Nghị quyết chi bộ, kế hoạch năm học; đôn đốc nhắc nhở bộ phận hay cá nhân được giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GD ATGT, ủy quyền lại cho PHT triển khai thực hiện, …
Kiểm tra việc thực hiện nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GD ATGT. Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, nội dung kiểm tra (số lượng CBQL, GV, HS được tuyên truyền, hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền như
thế nào, …), hình thức kiểm tra (theo kế hoạch, đột xuất, …) hay quyền và nhiệm vụ của người chịu trách nhiệm kiểm tra, … Từ đó, HT có thể điều chỉnh kế hoạch nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GD ATGT khả thi hơn, đánh giá và khen thưởng bộ phận hay cá nhân thực hiện tốt việc tuyên truyền.