Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục an toàn giao thôngcho học sin hở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 33 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục an toàn giao thôngcho học sin hở

trường tiểu học

Nhiệm vụ cốt yếu của nhà quản lý là làm thế nào để mọi người biết nhiệm vụ của mình, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức. Đó là chức năng kế hoạch hoá.

Kế hoạch hoá là quá trình thiết lập định hướng và tầm nhìn dài hạn, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự, thời gian tiến hành các công việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực…) để triển khai các hoạt động một cách chủ động nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu GD của nhà trường. Kế hoạch HĐ GDATGT có thể tách riêng hoặc nằm trong kế hoạch tổng thể của một nhà trường, được xây dựng theo từng năm học, mang tính pháp quy, được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phê duyệt.

-Xác định tầm nhìn về HĐ GDATGT: Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo như : Chỉ thị số 52/2007/CT-BGDĐT ngày 31/8/2007 về tăng cường công tác GD ATGT trong các cơ sở GD & ĐT; Quy chế HS, sinh viên các trường đào tạo tại Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007, trong đó quy định: đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép là một trong những hành vi HS, sinh viên không được làm và HS, sinh viên vi phạm quy định về trật tự ATGT bị xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học; Công văn số 10219/SGD&DT-HSSV về việc nâng cao chất lượng GD đạo đức - lối sống thông qua việc thực hiện pháp luật đảm bảo việc trật tự ATGT cho HS; Công văn số 5356/SGD&ĐT-GDTH Bộ học liệu GD pháp luật trong trường TH; Văn bản hướng dẫn đầu các năm học và trong các đợt cao điểm về bảo đảm ATGT như thi tuyển sinh, Tết Nguyên đán, ...; Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí Văn hóa giao thông đối với từng cấp học; chỉ đạo đưa công tác giáo dục ATGT lồng lồng ghép trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây

dựng trường học thân thiện, HS tích cực”; Công văn số: 3343/BGDĐT- GDCTHSSV ngày 5/8/2019 V/v tăng cường công tác tuyên truyền, GD pháp luật về ATGT đầu năm học mới 2019-2020 cho HS sinh viên. Dựa trên khung chương trình GD phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và XH kỳ vọng. Trường TH xác định phương hướng dài hạn (5 năm hoặc hơn) về HĐ GDATGT, đó là: “Đẩy mạnh HĐ GDATGT cho HS để nâng cao chất lượng GD toàn diện; Giúp GV chủ động, tích cực trong việc tự bồi dưỡng kiến thức về ATGT cho bản thân và GD ATGT cho HS; Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và XH, tạo môi trường thuận lợi để GD ATGT cho HS.” Từ đó, tuỳ vào điều kiện thực tế để xác định mục tiêu đạt được trong từng năm cho phù hợp; trên cơ sở đó có sự quy hoạch và chuẩn bị về đội ngũ GV và CBQL, về CSVC - thiết bị dạy học, về nguồn tài chính cho hoạt động này.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm: HT dựa trên những định hướng lớn về HĐ GDATGT của Đảng, chính phủ, Bộ GD & DT, các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý và căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường về tổ chức bộ máy, về nguồn lực và các điều kiện khác để xây dựng kế hoạch hoạt động từ đầu mỗi năm học. Kế hoạch phải mang tính cụ thể, tức là xác định mục tiêu cần đạt, dự kiến các nguồn lực để thực hiện (nhân lực, tài lực, vật lực), phân bố thời gian hợp lý và quyết định những biện pháp có tính khả thi để thực hiện. Kế hoạch đó phải thể hiện được các yêu cầu chủ yếu sau:

+ Khảo sát tình hình thực trạng nhằm định hướng nội dung và hình thức GD ATGT sao cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường, của HS, đội ngũ GV.

+ Xác định mục tiêu của HĐ GDATGT: Cần chỉ ra HĐ GDATGT nhằm vào đối tượng nào, GD để đối tượng ấy thu nhận được những kiến thức, kỹ năng và có thái độ như thế nào. Nói cụ thể hơn là sau khi được GD về ATGT thì các em HS sẽ đạt được mức độ như thế nào so với yêu cầu của pháp luật đối với một người tham gia giao thông .

+ Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt động GD ATGT: Đây là công việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng được chọn ai, ở đâu để làm giảng viên, chi phí cho mọi hoạt động về GD ATGT sẽ ở nguồn nào, tài liệu và phương tiện vật chất khác (như hội trường, máy móc thiết bị, tranh ảnh tài liệu, mô hình, ...) được khai thác ở đâu, thời lượng để thực hiện chương trình GD ATGT và tổ chức vào thời gian nào trong năm học, ...

+ Dự kiến các biện pháp thực hiện và hình thức thực hiện mục tiêu GD ATGT:

Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức là việc làm cũng không kém phần quan trọng. Việc này được thực hiện khi thực hiện chương trình GD ATGT. Nó thể hiện việc tổ chức GD tập trung cả thời gian, hay tập trung từng giai đoạn, tổ chức thành lớp hay theo nhóm, ở tại trường hay tổ chức kết hợp với tham quan thực tế, ...

Nhà trường cần phải chủ động tổ chức các HĐ GDATGT hoặc liên kết với các đơn vị đã được cấp phép và có sự đồng thuận từ phía CMHS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)