Tính tổng thể và hệ thống của Vietinbank

Một phần của tài liệu 1421 văn hóa giao tiếp tại NH công thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 54)

- Sự phát triển của ACB gắn liền với sự phát triển của xã hội và cộng đồng bằng những chương trình từ thiện, giúp trẻ mồ côi, khuyết tật, tặng học

Trong chương 1, Luận văn đã tập trung hệ thống hóa, luận giải được và làm rõ một số vấn đề về văn hóa giao tiếp ngân hàng như: khái niệm, đặc

2.2.1.1. Tính tổng thể và hệ thống của Vietinbank

Tính tổng thể cuả VIETINBANK là sự trao quyền, định hướng làm việc nhóm và phát triển năng lực tổ chức.

* Sự trao quyền: là tổ chức đó tạo mọi điều kiện cho nhân viên tham gia tích cực vào các hoạt động doanh nghiệp nói chung cũng như hoạt động ra quyết định nói riêng.

Tại VIETINBANK hệ thống thông tin ra quyết định được tổ chức phân tầng và tự động ra quyết định. Sản phẩm của người quản lý là các quyết định và là khâu cuối cùng của hàng loạt các hoạt động ra quyết định trong kinh doanh có sự tham gia của nhân viên. Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức làm cho nhân viên cảm nhận rang họ là những người có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của tổ chức thông qua hoạt động kinh doanh đang diễn ra và đòi hỏi họ phải đóng góp vào quá trình đó ở một mức độ đạt được các mục tiêu mà cá nhân cam kết hoàn thành được mục tiêu trong bảng mô tả công việc của tổ chức.

* Định hướng làm việc nhóm: Trong quá trình điều tra và khảo sát thực te ở các chi nhánh của hệ thống VIETINBANK cho thấy phần đông ở các cán bộ trẻ có mong muốn làm việc trong môi trường theo nhóm, nhưng những người lớn tuổi thì ngược lại. Nguyên nhân này là do hệ thống thông tin tại NH không được chia sẻ, mọi người không ý thức được vai trò của làm việc theo nhóm là như the nào. Đây cũng là kết quả của việc là các nhân viên không được đào tạo về kỹ năng làm việc nhóm và không hiểu rõ được vai trò, ý nghĩa kết quả làm việc nhóm tới kết quả chung của NH. Bên cạnh đó một thực trạng cho thấy nhân viên Ngân hàng không xem đồng nghiệp “khách hàng nội bộ” trong nhóm làm việc như khách hàng của mình vì the làm hạn che khả năng hợp tác và chia sẻ của những người trong cùng nhóm làm việc. Trong khi đó, vai trò lãnh đạo phòng trong các hoạt động nhóm thể hiện là một chuyên gia giỏi hơn là một người lãnh đạo, điều phối, hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm.

To chức có thể thực hiện trao quyền cho nhân viên, sẽ làm cho sức mạnh tổ chức nâng lên, do mọi người chủ động công việc trong phạm vi quyền mà tổ chức giao phó mà không phải xin, chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Việc đào tạo và phát triển các kỹ năng của nhân viên phải được làm thường xuyên do đó sẽ giảm bớt những vấn đề trong tổ chức mà không giải quyết được. Điều này chỉ làm tốt được và có hiệu quả khi VIETINBANK có một chiến lược đào tạo phát triển tổng thể gắn với quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực.. Thực te tại NH VIETINBANK cho thấy công tác đào tạo tại NH chủ yếu là đào tạo nghiệp vụ ngân hàng và phổ biến các chính sách mà thiếu vắng đào tạo các kỹ năng mềm như: Quản tri, làm việc nhóm, quản trị thời gian, văn hóa doanh nghiệp, giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán...Điều này cho thấy hoạt động đào tạo không đi vào thực chất là nhằm nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp của nhân nên gắn với công việc mà họ đang làm, mà tại NH chủ yếu là đào tạo nghiệp vụ và chính sách nhà nước.. Vì vậy mà không tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng đồng đều phù hợp với công việc và khả năng của nhân viên.

Một phần của tài liệu 1421 văn hóa giao tiếp tại NH công thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w