Tăng cường đầu tư cho Đào tạo chuyên môn.

Một phần của tài liệu 1421 văn hóa giao tiếp tại NH công thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 106 - 108)

- Sự phát triển của ACB gắn liền với sự phát triển của xã hội và cộng đồng bằng những chương trình từ thiện, giúp trẻ mồ côi, khuyết tật, tặng học

Trong chương 1, Luận văn đã tập trung hệ thống hóa, luận giải được và làm rõ một số vấn đề về văn hóa giao tiếp ngân hàng như: khái niệm, đặc

3.2.7. Tăng cường đầu tư cho Đào tạo chuyên môn.

Văn hoá giao tiếp trong ngân hàng được hình thành và giữ gìn qua nhiều năm. Bước đầu tiên để xây dựng thành văn hoá giao tiếp là xây dựng phong cách lãnh đạo kết hợp phương thức giáo dục và sử dụng cán bộ nhân viên trong ngân hàng.

Để trở thành một yếu tố của văn hoá giao tiếp, phong cách lãnh đạo phải trở thành một giá trị truyền thống, chứ không chỉ dừng lại là những cách thức lãnh đạo gắn với từng lãnh đạo cụ thể, mà phải bao gồm những quan điểm, định che lâu bền, bao quát mọi mặt của hoạt động lãnh đạo doanh nghiệp, cụ thể như:

- Định che về che độ tập trung và dân chủ trong công tác lãnh đạo. - Định che về kết hợp hài hoà các lợi ích để ngân hàng trở thành ngôi nhà chung mà trong đó tất cả các nhân viên đều cùng nỗ lực, phấn đấu cho mục tiêu chung.

- Định che về sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Định che về cung cách tổ chức trong ngân hàng.

Sử dụng hiệu quả và luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tạo động lực phấn đấu, nâng cao ý thức tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp nhằm xây dựng văn hoá giao tiếp cho cán bộ nhân viên bằng các hình thức sinh hoạt phong phú, thiết thực. Ket quả lương thưởng bên cạnh việc căn cứ vào hiệu quả công việc cần tính đen những giải pháp ứng phó với những lời phàn nàn từ khách hàng hay thái độ cư xử, phong cách phục vụ, khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp của mỗi nhân viên.

Cần quan tâm hơn nữa đen môi trường giao tiếp và cảnh quan nơi làm việc. Đặc biệt, cải tạo lại hệ thống quầy giao dịch, không nên kê các bàn giao dịch viên quá gần nhau sẽ hạn che tính tự do trong giao tiếp. Phần lớn các điểm giao dịch của

ngân hàng đã được thiết kế thân thiện hơn và rộng rãi, khang trang hơn trước thời điểm chuyển đổi thương hiệu, tuy nhiên, bàn quầy nhiều chi nhánh còn thiết ke quá cao, được che chắn bởi lớp kính ngăn cách giữa khách hàng và ngân hàng.

Cần hoàn thiện phương thức giao tiếp của ngân hàng với khách hàng. Việc này giúp lôi cuốn và thu hút khách hàng về với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và nhận được sự chấp nhận của xã hội. Thông qua giao tiếp bằng lời nói và không qua lời nói, ngân hàng có thể thể hiện mình là một thể che văn hoá với the giới bên ngoài. Nhờ đó, xã hội cảm nhận được các giá trị văn hoá giao tiếp của ngân hàng, hình ảnh của ngân hàng cũng được ăn sâu vào tâm trí khách hàng, xã hội và từ đó họ sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như một lẽ tất yếu.

Thực hiện tuyên dương, động viên, khích lệ các cá nhân, có thành tích, đóng góp trong việc gương mẫu áp dụng văn hoá kinh doanh NH TMCP CTVN như văn hoá giao tiếp và có sức ảnh hưởng tới những cá nhân cùng làm việc.

Ngân hàng muốn có khách hàng và ngày càng có nhiều khách hàng đen với mình, thì cần phải có đội ngũ nhân viên am hiểu về nghiệp vụ chuyên môn và có nghệ thuật giao tiếp cao để đáp ứng dịch vụ có chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách hàng và coi đây là tiêu chuẩn xây dựng văn hoá giao tiếp, phục vụ khách hàng.

Với mục tiêu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bên cạnh việc trang bị các kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu về nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên, trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của NH TMCP CTVN cần có quy định và xây dựng thành môn học bắt buộc về kỹ năng giao tiếp, giúp cán bộ, nhân viên ngày càng nâng cao ý thức về việc tự rèn luyện và thực hành văn hoá giao tiếp vào công việc của mình.

Cần chú trọng hơn về vấn đề chất lượng, số lượng các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, hình thành văn hoá giao tiếp, ngân hàng cần có chiến lược dài hạn trong việc hoàn thiện cá nhân và vấn đề bồi dưỡng kiến thức kỹ năng giao tiếp phải được tổ chức thường xuyên.

- Giảng viên phải là người có uy tín, đúng chuyên môn nghiệp vụ và nhiều kinh nghiệm thực tiễn với phương pháp giảng dạy tích cực.

- Nội dung bồi dưỡng: dành nhiều thời gian thảo luận nhóm, làm bài tập cá nhân nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp với các tình huống gắn với công việc hằng ngày.

- Phương pháp: cần lưu ý sử dụng phương pháp tích cực huy động, lôi cuốn sự tham gia của tất cả các thành viên tham gia, phương pháp giảng dạy tích cực giúp học viên thực sự động não, không thụ động, ỷ lại kiến thức của giảng viên. Một phương pháp được áp dụng rất hiệu quả là việc quay lại video để học viên có thể tự nhìn lại chính mình thông qua những cử chỉ, động tác, thái độ trong giao tiếp, từ đó sẽ tác động mạnh hơn đen nhận thức của nhân viên.

Thời gian, hình thức bồi dưỡng: tập huấn theo định kỳ hoặc đột xuất tuỳ thuộc vào tính chất công việc đảm bảo các thành viên tham gia được đầy đủ. Để đạt được hiệu quả cao trong đào tạo, việc đào tạo tại chỗ, thực hành tình huống cụ thể sẽ giúp cho cán bộ ngấm sâu hơn và cảm nhận tốt hơn là hình thức đào tạo tập trung trên diện rộng.

Định kỳ hàng năm phải có tiến hành kiểm tra và bổ túc kiến thức cho cán bộ, nhân viên. Hiện thực hoá văn hoá giao tiếp trong nội bộ ngân hàng và văn hoá giao tiếp với khách hàng.

Một phần của tài liệu 1421 văn hóa giao tiếp tại NH công thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w