RÚI KINH NGHIỆM:

Một phần của tài liệu NGỮ VĂN 9 (HK 1) (Trang 25 - 30)

Tuần: 3 Soạn: Tiết: 13 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt) Dạy: I-

MỤC TIÊUCẦN DẠT : Giúp học sinh :

- Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.

- Hiểu được P/C hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lý do khác nhau, các P/C hội thoại đôi khi không được tuân thủ.

Trọng tâm : Thực hành những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.

Chuẩn bị: Văn bản mẫu , bảng phụ

II/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :

1/ ỔN ĐỊNH LỚP 2/ KIỂM TRA BÀI CŨ

-Trình bày ngắn gọn các phương châm hội thoại ? =>HS đọc ghi nhớ ở các tiết 3 ,8

-Các phương châm hội thoại đề cập đến phương diện nào của hội thoạ i=> Giao tiếp

3/BÀI MỚI.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp

- HS đọc ví dụ.

- Nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không ? vì sao ?

+Gây phiền hà cho người khác vì chọn không đúng tình huống giao tiếp( người được hỏi bị gọi xuống từ trên cao trong khi đang làm việc.

- Trong trường hợp nào thì được coi là lịch sự ? HS lấy ví dụ minh họa.

- Tìm các ví dụ tương tự như câu chuyện trên ? ⇒ Có thể rút ra bài học gì ?

I.:Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp

1. Ví dụ :Truyện cười "Chào hỏi"

→ Chàng rể đã làm một việc quấy rối đến người khác, gây phiền hà cho người khác.

2. Ghi nhớ :

Để tuân thủ các phương châm hội thoại người nói phải nắm được các đặc điểm của tình huống tiếp (nói với ai ? nói khi nào ? nói ở đâu ? nói nhằm mục đích gì ?).

HOẠT ĐỘNG 2 : Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại?

- HS đọc : ví dụ: 1/8, 1/9, ví dụ /21,22.

- Đọc từng phần và giải quyết cho HS phát hiện các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại ?

-HS đọc đoạn đối thoại

II-Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại?

Vídụ 1: p/c hội thoại không được tuân

thủ : lượng, chất, quan hệ, cách thức Ví dụ 2:

-Câu trả lời không đáp ứng nhu cầu thông tin, trả lời chung chung

Hỏi: Câu trả lời của ba có đáp ứng nhu cầu thông tin

như An mong muốn không?

Có p/c hội thoại nào không được tuân thủ ? vì sao? -HS đọc ví dụ 3/37

Hỏi : Theo em có phải cuộc hội thoại nào cũng phải

tuân thủ phương châm hội thoại không ?Nhận xét về trường hợp nêu ở vd3.

-HS nhận xét về trường hợp người chiến sĩ cách mạng bị bắt, không khai về bí mật của cách mạng ?

-HS đọc ví dụ 4/37 :” Tiền bạc chỉ là tiền bạc” Hỏi: Xét về nghĩa tường minh thì người nói không

tuân thủ p/c hội thoại nào? Xét về nghĩa hàm ý thì sao? nhận xét vì sao có trường hợp như vậy? -GV kết luận: Phương châm hội thoại không phải là

những quy định có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống.

-HS Rút ra những trường hợp (nguyên nhân) không tuân thủ phương châm hội thoại ?

-GV cho HS đọc lại ghi nhớ.

-P/C về lượng không được tuân thủ Ví dụ 3:

-Phương châm về chất có thể không được tuân thủ vì để động viên tinh thần bệnh nhân

Ví dụ 4:

-Người nói không tuân thủ p/c về lượng. Xét về nghĩa tường minh thì không cho người nghe một thông tin nào, xét về nghĩa hàm ý thì có

2.Ghi nhớ:

*Trường hợp không tuân thủ phương châm do 3 lý do:

-Người nói vô ý , vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp

-Người nói ưu tiên cho một p/ c hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

-Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó

HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn luyện tập. Bài 1 :

- Đọc bài tập → nêu yêu cầu bài tập. - GV gợi ý :

Chi tiết nào để câu trả lời không phù hợp ? Vi phạm phương châm nào ?

Bài 2 :

- 4 nhân vật vì sao đến nhà Lão Miệng ?

- Thái độ của họ như thế nào ? Có căn cứ không ? - Vi phạm phương châm nào ?

HS trả lời, GV khái quát.

LUYỆN TẬP :

Bài 1/38 :

- Câu chuyện không tuân thủ phương châm cách thức.

Bài 2/38 :

- 4 nhân vật đã vi phạm phương châm lịch sự trong giao tiếp

- Không có lí do chính đáng , vì đến nhà phải chào hỏi trước

4/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ : Cần nắm vững

+ Những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại mà chấp nhận được + Chuẩn bị : Viết bài tập làm văn số I - Văn thuyết minhcó sử dụng BPNT+YTMT III- RÚT KINH NGHIỆM:

Tuần: 3

Tiết: 14, 15 Ngày viết:

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 VĂN THUYẾT MINH I/ MỤC TIÊUCẦN ĐẠT:

- HS viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu kết hợp với lập luận và miêu tả. - Rèn luyện kỹ năng diễn đạt ý trình bày đoạn văn, bài văn.

Chuẩn bị:: GV chuẩn bị đề kiểm tra.

HS.giấy bút làm bài,tham khảo đề sgk/42

II/ TIẾN TRÌNH VIẾT BÀI:

1/ ỔN ĐỊNH LỚP

2/ NÊU YÊU CẦU CỦA TIẾT VIẾT BÀI

Hoạt động Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu đề bài :

- GV chép đề lên bảng.

- GV gợi ý phân tích đề: Thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả về ( chọn 1 trong 2 đối tượng)

HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS làm bài.

- Yêu cầu nội dung của đề ?

- Phương pháp thuyết minh nào sẽ chọn ? - Xác định các đặc điểm thuyết minh ? - Định lượng thời gian cho từng phần ?

- Chọn lựa biện pháp nghệ thuật hoặc yếu tố miêu tả nào để kết hợp? - Bố cục 3 phần, câu đúng ngữ pháp, từ ngữ chính xác, chử viết sạch đẹp

HOẠT ĐỘNG 3 : Tổ chức làm bài

HOẠT ĐỘNG 4 : Thu bài làm của HS

1. Đề bài : ( HS chọn 1 trong 2 đề) Đề 1: Cây lúa trong đời sống Việt Nam Đề 2: Hoa mai trong đời sống Việt Nam 2-Làm bài 3-Nộp bài 3/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Về nhà tập viết đề còn lại

- Chuẩn bị bài : Chuyện người con gái Nam Xương.

III- RÚT KINH NGHIỆM:

Tuần: 4 Soạn: 14-9- 2008

Tiết:16 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Dạy:

(Trích Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ)

I/ MỤC TIÊUCẦN ĐẠT: Giúp HS :

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam và số phận nhỏ nhoi bi thảm của họ dưới chế độ phong kiến.

- Thấy được sự thành công về nghệ thuật của tác giả trong việc dựng truyện, dựng nhân vật kết hợp với tự sự trữ tình và kịch, sự kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực, tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kỳ.

- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ phân tích truyện truyền kỳ.

Trọng tâm : Tiết 1 : Đọc tóm tắt - phân tích phần 1.

Đồ dùng thiết bị : Phóng to ảnh Đền thờ Vũ Nương (sgk/47)

II/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1/. ỔN ĐỊNH LỚP 2- KIỂM TRA BÀI CŨ

a- Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển trẻ em đặt ra những nhiệm vụ gì ? => HS trả lời ý 3 mục III, tiết 12

b-Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật, nôi dung bản tuyên bố => HS trả lời mục IV, tiết 12

3/BÀI MỚI.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu tác giả ,ác phẩm.

- HS đọc chú thích.

- GV giới thiệu khái quát những nét chính về tác giả và nêu nguồn gốc tác phẩm.

+Truyện viết vào thế kỉ XVI , tự sự kể từ ngôi thứ3 Hỏi::Em biết gì về Truyền kì mạn lục.?

Hỏi : Câu chuyện kể về ai ? về sự việc gì ? - HS thảo luận.

- GV : khái quát

HOẠT ĐỘNG 2: Đọc hiểu văn bản

GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích . - GV đọc mẫu 1 đoạn. , HS đọc tiếp - Kể (GV hướng dẫn để tóm tắt).

*Vũ Nương đẹp người ,đẹp nết, được chàng Trương

Sinh cưới làm vợ. Gia đình đang êm ấm hạnh phúc

I.Giới thiệu

1. Tác giả : Nguyễn Dữ (?--?)

- Nhà văn thế kỉ 16 - tỉnh Hải Dương. - Học rộng tài cao→ xin nghỉ làm quan

để viết sách nuôi mẹ → sống ẩn dật.

2. Tác phẩm :

- Là 1 trong 20 truyện Truyền kỳ mạn lục ( ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền)

- Nhân vật chính : Người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình hạnh phúc.

II/. ĐỌC, TÌM HIỂU VĂN BẢN(SGK) (SGK)

thì chàngTrương phải rời nhà đi lính.Khi trở về nghe theo lời của đức con ngây thơ,Trương Sinh nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương không tự minh oan được, bèn trẩm mình tư vận. Chàng Trương hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương tha tjhứ nhưng không trở về trần thế.

Hỏi : Truyện làm mấy phần ? Nội dung từng phần ?

-Phần1: Từ đầu …….đối với cha mẹ của mình. -Phần 2: Qua năm sau………..việc trót đã qua rồi. -Phần 3: còn lại

2-Đại ý : Câu chuyện kể về số phận oan

nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phụ quyền phong kiến.

3. Bố cục : 3 phần.

a- Vẻ đẹp và hạnh phúc của Vũ Nương. b- Nỗi oan khuất của Vũ Nương, cái chết

bi thảm

c- Vũ Nương được gỉai oan, ước mơ của nhân dân

HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn phân tích phần1

Gọi HS đọc phần 1 (hoặc kể)

- Trong cuộc sống gia đình nàng xử sự như thế nào trước tính hay ghen của Trương Sinh ?

- Khi tiễn chồng đi lính này đã dặn chồng như thế nào ? Hiểu gì về nàng qua lời đó ?

Hỏi : Khi xa chồng, Vũ Nương đã thể hiện những

phẩm chất đẹp đẽ nào ?

Những hình ảnh ước lệ có tác dụng gì ? Lời trối cuối của bà mẹ Trương Sinh cho em hiểu về phẩm chất đẹp đẽ của Vũ Nương như thế nào ?

- Khi bị chồng nghi oan nàng đã làm những việc gì Nàng đã mấy lần bộc bạch tâm trạng ý nghĩa của mỗi lời nói đó ?

+ Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình → khẳng định lòng thủy chung trong trắng

+ Đau đớn thất vọng vì bị đối xử bất công. + Thất vọng đến tột cùng về hạnh phúc gia đình . ⇒ Em cảm nhận như thế nào về nhân vật Vũ Nương ? Dự cảm về số phận của nàng như thế nào

Một phần của tài liệu NGỮ VĂN 9 (HK 1) (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w