2. Nhân vật anh thanh niên
a-Hoàn cảnh sống và làm việc :
-Một mình ở độ cao 2600m → cô đơn và công việc cần tỉ mỉ chính xác ⇒ anh vẫn hoàn thành nhiệm vụ và sống vui vẻ vì :
+ Anh say mê với nghề, anh hiểu được ý nghĩa công việc anh làm có góp phần vào công việc của đất nước.
+ Anh tìm thấy nguồn vui trong công việc.
+ Anh sắp xếp cuộc sống ngăn nắp và tạo nguồn vui bằng việc đọc sách.
Em biết gì về nhân vật anh thanh niên ? Về hoàn cảnh sống và làm việc ?
Hỏi : Vì sao anh có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ
như vậy ?
Hỏi : Em hiểu vì sao ngôn ngữ nhân vật anh
thanh niên được khắc họ nhiều ? (thèm người, trò chuyện ...)
Em cảm nhận được tính cách và phẩm chất gì của người thanh niên qua cuộc trò chuyện này ? Hãy chứng minh những nhận xét đó của mình ? Hiểu gì về nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật của câu chuyện này ?
b- Vẽ đẹp trong tính cách:
- Giàu tình cảm, sống vì mọi người, yêu người mến khách.
-Có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, yêu nghề.
-Có cuộc sống giản dị, sống có văn hóa, biết chủ động trong công việc.
-Sống có lí tưởng, trách nhiệm,lặng lẽ hiến dâng sức lực, trí tuệ cho tổ quốc, cho mọi người. - Khiêm tốn, qúy trọng ngưỡng mộ những người
lao động sáng tạo.
=> Chân thật, tận tụy,có lòng tin yêu vào cuộc sống, đó là cách sống tích cực, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo
HOẠT ĐỘNG 2 : Phân tích các nhân vật phụ khác
Hỏi : Những nhân vật phụ có thể chia làm mấy loại ? Nhân vật nào góp phần thể hiện chủ đề rõ nhất ?
Hỏi : Nhân vật họa sĩ đã bộc lộ quan điểm về
con người và nghệ thuật ở những chi tiết nào ? Chủ đề của chuyện bộ lộ qua cái nhìn của nhân
vật này ra sao ?
-Vì sao ông cảm thấy “nhọc quá” khi kí họa và suy nghĩ về những điều anh thanh niên nói ? - Hình tượng anh thanh niên được đề cao như
thế nào trong suy nghĩ của ông ?
- Việc thay đổi điểm nhìn của tác phẩm như thế nào ? Tác dụng ?
- Vì sao nhà văn đưa nhân vật cô gái vào câu chuyện ? (có phải chỉ vì muốn câu chuyện không khô khan không ? còn lý do gì nữa ?). - Em hiểu vai trò của các nhân vật phụ vắng
mặt.
3. Các nhân vật phụ khác
a. Nhân vật họa sĩ : (Nhà văn ẩn mình).
- Nhân vật hoạ sĩ là người yêu đời say mê sáng tạo,khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng nghệ thuật ông cảm nhận được anh thanh niên chính là đối tượng ông cần và là nguồn khơi gợi sáng tác
- Sự quan sát và miêu tả của ông hoạ sĩ làm cho chân dung nhân vật chính thêm sánh đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng,
b. Các nhân vật khác
- Nhân vật bác lái xe, cô gái → Góp phần làm nổi bật nhân vật anh thanh niên thêm sinh động. - Các nhân vật vắng mặt → thể hiện phẩm chất
con người Sa Pa say mê lao động, thầm lặng cống hiến.
HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tổng kết
- Khái quát những nét chính về nội dung - nghệ thuật.
Hỏi : Vì sao nhân vật không có tên ?
Hỏi : Em cảm nhận được gì về vai trò của công
việc với cuộc sống ?
(GV cho HS đọc ghi nhớ trong SGK)
IV. TỔNG KẾT (Ghi nhớ)
1. Nghệ thuật :
-Xây dựng tình huống độc đáo nhưng hợp lí hệ
thống nhân vật ;cốt truyên giản dị
- Cách kể chuyện tự nhiên, đối thoại, độc thoại và đốc thoại nội tâm ; đan xen giữa kề ,tả, cảm, bình luận
2. Nội dung :
- Khắc hoạ thành công hình ảnh người lao động bình thường nhưng cao cả.
- Khẳng định vẽ đẹp của con người lao động và ý nghĩa cũa những công việc thầm lặng.
HOẠT ĐỘNG 4 : Về nhà.
- Học bài nắm được đặc điểm nhân vật - Chuẩn bị bài viết số 3
. LUYỆN TẬP
III- RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết : 68,69 Soạn dạy:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 I/MỤC TIÊUCẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và lập luận. Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày...
• Trọng tâm : HS viết bài đảm bảo các yêu cầu bài tự sự. • Đồ dùng : GV ra đề, HS chuẩn bị vở. Giấy.
II/TIẾN TRÌNHBÀI GIẢNG :
1/. ỔN ĐỊNH LỚP – 2/ KIỂM TRA BÀI CŨ : 3/BÀI MỚI
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1 :
- GV chép đề lên bảng, đọc lại đề.
Đề 1 : Tưởng tượng mình là nhân nhân vật trữ tình
trong bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy :
Bỏ đồng, sông , bể rừng về thành phố với đèn điện, của gương : một đêm cúp điện, nhìn ánh trăng nhớ về cội nguồn .
Em hãy viết bài văn kể lại cuộc gặp gở với ánh trăng đêm đó. ( bài viết có kết hợp sử dụng yếu tố biểu
cảm, miêu tả nội tâm , đối thoại, độc thoại và yếu tố nghị luận).
Đề 2 :Kể lại nội dung tác phẩm làng của Kim Lân bằng lờ kể của nhân vật Ông Hai ( yêu cầu có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luân, các hình thức đối thoại, độc thoại ).
HOẠT ĐỘNG 2 : HS làm bài
Đáp án tuỳ theo tình hình thực tế cuả mỗi lớp ,mà cho điểm phù hợp ,nếu hs đáp ứng được yêu cầu trên , tuỳ theo hình thức trình bày và lập luận mà ghi điểm cho hs
HOẠT ĐỘNG 3 : GV thu bàivà
nhận xét tiết học
III- RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết : 70 Soạn dạy: NGƯỜI KỂ VÀ NGÔI KỂ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ MỤC TIÊUCẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
- Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể với ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này khi đọc cũng như khi viết văn. • Trọng tâm : Biết thay đổi ngôi kể trong văn tự sự → nội dung kể thay đổi
II/ TIẾN TRÌNHBÀI GIẢNG :
1/. ỔN ĐỊNH LỚP – 2/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
Trong chuyện “Lặng lẽ Sa Pa” ngôi kể là ngôi thứ mấy ? Tác giả nhìn sự việc từ góc độ nào ? Người kể và ngôi kể có quan hệ không ? => HS trả lời theo nội dung tiết 66,67
3/BÀI MỚI.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu về người kể trong văn bản tự sự.
HS đọc ví dụ SGK.
Hỏi : Chuyện kể về ai và về việc gì ?
Hỏi : Những câu “giọng cười như đầy tiếc rẻ”
“những người con gái sắp ... như vậy” ... là nhận xét của người nào về ai ?
Hỏi : Căn cứ vào đâu có thể nhận xét : người
kể câu chuyện dường như thấy hết và biết rất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư tình cảm của các nhân vật.
Hỏi : Trong các văn bản tự sự đã học, người kể
thường đứng ở vị trí nào ? (kể tên các văn bản : làng, chuyện người con gái Nam Xương, chuyện Kiều...)
⇒ Nhận xét về người kể trong văn bản tự sự ? GV khái quát các câu trả lời của HS rút ra kết luận (ghi nhớ SGK).
Gọi HS đọc ghi nhớ.
BÀI HỌC