những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình. Người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng để phát triển kỹ năng diễn đạt.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
* Hoạt động 1:
Rèn luyện để nắm rõ nghĩa của từ và cách dùng từ.
? Tìm hiểu ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn
Đồng? Tác giả muốn nói gì qua đoạn văn trên ? - Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu đẹp có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức, giao tiếp của người Việt.
- Muốn phát huy khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình, biết vận dụng vốn từ một cách nhuần nhuyễn
? Xác định lỗi diễn đạt trong các câu sau ? Bảng phụ
Câu a : Thừa từ “đẹp”.
I. Bài học :
1- Muốn sử dụng tốt tiếng Việt trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ .
2- Rèn luyện để biết thêm từ chưa biết, làm tăng vốn từ là viêc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ .
III. Luyện tập :
Bài tập 1/101 : Chọn cách giải thích đúng :
- Hậu quả : kết quả xấu . - Đoạt: chiếm phần thắng.
Câu b : Dùng sai từ “ dự đoán”vì dự đoán là đoán trước tình hình sự việc nào đó diễn ra trong tương lai .Phải dùng “phỏng đoán” hoặc “ước đoán”
Câu c: Dùng sai từ “ đẩy mạnh” – thúc đẩy cho phát triển nhanh lên . Nói về qui mô thì phải dùng “mở rộng”
Nhận xét cách dùng từ ngữ trong các câu sau :
Ví dụ : Nói dối là một trong những yếu điểm
của bà ấy.
Tôi sẽ trao đổi với giám đốc đề xuất anh lên một vị trí cao hơn.
- các từ “ yếu điểm, đề xuất” dùng sai nghĩa . → Phải hiểu đầy đủ chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Phải thay bằmg các từ : “khuyết điểm, đề bạt”.
* Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức.
? Muốn vận dụng tốt vốn từ của mình thì trước
hết phải làm gì?
- Học sinh đọc lớn phần ghi nhớ 1.
- HS đọc đoạn văn Sgk trang 100 . Em hiểu về ý kiến trên như thế nào ?
- Nhà văn phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời nói của nhân dân .
? Cách trau dồi vốn từ của Nguyễn Du có gì
khác với cách trau dồi vốn từ em đã học ở trên ?
* Hoạt động 3 :
Bài tập 1 : HS dùng bảng con ghi kết quả chọn của mình Bài tập 2 : HS chọn từ theo các nghĩa đã cho. ( Dùng bảng con )
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài tập trả lời miệng .
Bài tập 4 :Hãy bình luận ý kiến của Chế Lan Viên ( nội dung của đoạn văn )
Bài 6/105:
Bài 5,7,8,9 /103 : Cho về nhà. Gợi ý làm bài 7 :
a. Nhuận bút : tiền trả cho người viết một tác phẩm.
Thù lao : Trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra (động từ) hoặc “khoản tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra (danh từ)
→ Nghĩa của thù lao rộng hơn nghĩa của nhuận bút.
b. Tiêu chí : Tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để
- Tinh tú : Sao trên trời.
2. Hiện tượng đồng nghĩa (một ý nhưng có
nhiều nghĩa diễn tả)
chết : mất, đi rồi, qua đời, từ trần, bán muối.
Bài tập 2//101 : Xác định nghĩa của yếu tố
Hán Việt.
a. Tuyệt :
- Không có gì, dứt : tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự.
- Nhất, cực kỳ : tuyệt vời, tuyệt đỉnh, tuyệt trần.
b. Đồng :
- Cùng nhau : đồng âm, đồng lòng, đồng bào.
- Trẻ em : đồng ấu, đồng dao, đồng thoại. - Chất kim loại : đồng hồ.
Bài 3/102 : sủa lỗi dùng từ : a. Im lặng vắng lặng .
b. Thành lập thiết lập
c. Cảm xúc cảm động hoặc xúcđộng . động .
Bài 4/103 :Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên :Tiếng Việt của ghúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp . Điều đó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của những người nông dân . Muốn gìn giữ sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói của họ .
Bài 5/102 :
1. Chú ý quan sát lắng nghe tiếng nói của hằng ngày của người xung quanh, trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
2. Đọc sách báo, nhất là những tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng.
3. Ghi chép lại những từ ngữ mới đã nghe đọc. Gặp những từ ngữ khó không tự giải thích được thì tra cứu lại tự điển hoặc hỏi người khác.
4. Tập sử dụng từ ngữ nói trong những hoàn cảnh giao tiếp.
Bài 6/103: