Kết quả kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hoá quốc tế của Vietnam Airlines trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá QT của Tổng công ty hàng không Việt nam (Trang 52 - 55)

- Ban tiếp thị hàng hoá: Chịu trách nhiệm nghiên cứu lập kế hoạch phát triển

2.1.2 Kết quả kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hoá quốc tế của Vietnam Airlines trong những năm qua.

Airlines trong những năm qua.

2.1.2.1Giai đoạn 1991-1997

Thị trường vận tải hàng hoá hàng không quốc tế mới hình thành, tốc độ phát triển tương đối cao trung bình 20%/năm. Năm 1997 sản lượng hàng quốc tế đi/đến Việt Nam đạt 62.454 tấn, tăng gấp hơn 5 lần so với năm 1991. Trong giai đoạn này, khai thác vận tải hàng hoá của Vietnam Airlines đạt tốc độ tăng trưởng cao, trung bình khoảng 35%/năm, cao hơn mức tăng trưởng của tổng thị trưởng hàng hoá quốc tế. Năm 1997 đạt 20.609 tấn gấp 9,7 lần so với năm 1991.

Ngoài việc tăng trưởng về mức sản lượng, thị phần của Vietnam Airlines cũng tăng trưởng liên tục và năm 1997, thị phần của vận chuyển hàng hoá quốc tế của Vietnam Airlines đạt 33%.

Nhìn chung trong giai đoạn này, cạnh tranh chưa khốc liệt và mức giá trung bình tại các thị trường chính ở mức khá cao (đi Mỹ: 3.3-3.5 USD/kg, Châu Âu: 2.3-2.5 USD/kg, Nhật: 1.9-2.0 USD/kg).

2.1.2.2Giai đoạn 1998-2004

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á cuối năm 1997, tăng trưởng thị trường vận tải hàng hoá hàng không quốc tế năm 1998 chỉ đạt 11% /năm, ngoài ra thị trường diễn biến phức tạp, không ổn định, tỷ lệ tăng trưởng

các năm rất khác biệt. Cụ thể năm 2002, khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ chính thức có hiệu lực, thị trường vận tải hàng hoá quốc tế tăng đột biến lên 36%. Sở dĩ có sự tăng trưởng đột biến là do hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh gấp hơn 3 lần.

Trong giai đoạn này, cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, mức giá trung bình tại các thị trường chính giảm mạnh (đi Mỹ: 2.6-2.8 USD/kg, Châu Âu: 1.9-2.1 USD/kg, Nhật: 1.6-1.8 USD/kg).

Tổng thị trường vận tải hàng hoá quốc tế từ năm 1998 đến năm 2004 luôn đạt mức tăng trưởng cao cả về hàng xuất và hàng nhập. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt mức 2 con số, điển hình năm 2002 tổng thị trường vận tải hàng hoá đạt mức tăng trưởng 36%. Đây là mức tăng trưởng rất cao đối với vận chuyển hàng hoá hàng không.

Năm 2004, tổng thị trường đạt 146.672 tấn, cao gấp gần 2,6 lần so với năm 1998 và gấp 12 lần so với năm 1991. Mức tăng trưởng đạt 15 % so với năm 2003.

Tổng khối lượng hàng xuất tăng gần 16% so với năm 2003. Trong đó một số thị trường có mức tăng trưởng cao như thị trường hàng xuất đi Châu Âu tăng 23.6%, Nhật Bản tăng 24.2%, Hàn quốc tăng 15.5%, Bắc Mỹ tăng 12%, Thái lan tăng 36%. Nguồn hàng chính vẫn là nguồn hàng dệt may, giày dép, thủy hải sản.

Bảng 2.1: Tổng thị trường vận chuyển hàng hoá quốc tế đi/đến Việt Nam giai đoạn 1998-2004.

Đơn vị: tấn Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Hàng xuất 28.641 31.877 34.387 37.568 50.715 68.473 79.428 Hàng nhập 28.652 29.481 38.177 38.801 53.779 58.986 67.244 Tổng số 57.294 61.358 72.564 76.369 104.495 127.459 146.672 Tốc độ TT( %) 07 18 05 36 22 15

(Nguồn Ban Kế hoạch & Tiếp thị Hàng hoá)

Tổng khối lượng hàng nhập tăng 14% so với năm 2003. Trong đó một số thị trường có mức tăng trưởng cao thị trường hàng nhập khẩu từ Trung Quốc 35%, Nhật Bản tăng 22.7%, từ Hàn Quốc tăng 17.4%, Đài Loan tăng 11.3%, Thái Lan tăng 21.6%, Campuchia tăng 42.7% . Nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu

gia công cho hàng xuất khẩu, hàng thiết bị phụ tùng máy móc, thuốc y tế và hàng thu gom.

Bảng 2.2: Kết quả vận chuyển hàng hoá quốc tế và thị phần của Vietnam Airlines giai đoạn 1998-2004

Đơn vị: tấn Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 VN Hàng xuất 6.653 9.456 0.210 13.414 22.803 24048 30.060 Hàng nhập 8.116 12.576 18.452 20.020 24.614 30.481 35.663 Tổng số 14.769 22.033 28.662 33.434 47.417 54.529 65.723 % T.trưởng 15 24 15 23 15 21 Thị phần VN Hàng xuất 23,.2 26,5 28,2 30,4 25 24,2 25,4 Hàng nhập 28,3 29,1 30,0 33,3 32,7 30,7 26,4 Chung - % 25,8 27,8 29,.2 31,9 29,3 27,5 25,4

(Nguồn Ban Kế hoạch & Tiếp thị Hàng hoá - TCT HKVN)

Trong giai đoạn này, khai thác vận tải hàng hoá của Việt Nam chỉ đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 19%/năm, cao hơn mức tăng trưởng của tổng thị trường 2%. Thị phần của Việt Nam giảm nhẹ và đạt mức 25.4% vào năm 2004.

Kết quả khai thác của Việt Nam năm 2004: Vietnam Airlines vận chuyển được 65.723 tấn hàng hoá quốc tế, tăng 21% so với năm 2003, đạt 25,4% thị phần. Hàng xuất đạt mức tăng trưởng khá cao 25%, chiếm 25,5% thị phần; hàng nhập đạt mức tăng trưởng 17%, chiếm 25.4% thị phần. Năm 2004 lượng hàng dệt may xuất khẩu vào Nhật Bản và Châu Âu đạt mức tăng trưởng cao, khối lượng vận chuyển của Vietnam Airlines cũng đạt số tuyệt đối tăng trưởng 11.194 tấn.

Mang lại trên 90% doanh thu cho hãng, vận chuyển hàng hoá quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines. Hiện đang khai thác tốt hàng thương quyền 3,4, Vietnam Airlines cũng đang chú trọng đến việc khai thác nguồn hàng thương quyền 5,6 - nguồn hàng mang lại doanh thu rất cao. Việc khai thác hàng thương quyền 5, 6 không chỉ khó khăn ở yếu tố cạnh tranh mà yếu tố mạng đường bay ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác vận chuyển hàng theo thương quyền 5,6. Ngoài ra khó khăn lớn nữa mà các hãng hàng không nói chung, Vietnam Airlines nói riêng hiện nay đang phải đối mặt đó là chính sách hợp tác trong vận chuyển hàng không giữa các quốc gia, chính sách mở của bầu trời, tức

là trao thương quyền khai thác cho các hãng hàng không nước ngoài khai thác, ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác hàng theo thương quyền 5,6 (Phụ lục 01).

2.2 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ CỦA VIETNAM AIRLINES.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá QT của Tổng công ty hàng không Việt nam (Trang 52 - 55)