Nhà nước cần bảo hộ đổi với các doanh nghiệp hàng không trong nước trước sức ép của các hãng hàng không lớn:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá QT của Tổng công ty hàng không Việt nam (Trang 130 - 135)

- Ban tiếp thị hàng hoá: Chịu trách nhiệm nghiên cứu lập kế hoạch phát triển

3.3.6 Nhà nước cần bảo hộ đổi với các doanh nghiệp hàng không trong nước trước sức ép của các hãng hàng không lớn:

trước sức ép của các hãng hàng không lớn:

Việt Nam tuy chưa thi hành chính sách tự do hoá bầu trời nhưng quá trình hội nhập của Việt Nam vào các tổ chức thương mại quốc tế như AFTA, APEC, WTO. . . sẽ tạo nên sức ép thúc đẩy tiến trình tự do hoá không tải của Việt Nam diễn ra nhanh hơn. Trong những năm qua, Nhà nước đã bắt đầu áp dụng các chính sách không tải theo hướng nới lỏng các hạn chế cạnh tranh, thực hiện phi điều tiết có lộ trình, trước mắt là trong khuôn khổ của các nước có mức độ phát triển hàng không tương đương nhau ( đã thiết lập tiểu vùng hợp tác giữa Lào, Căm-pu-chia, My-an-ma và Việt Nam ) tiến tới mở cửa bầu trời theo xu hướng khu vực và thế giới, từng bước phi điều tiết hoạt động không tải từ sau năm 2000. Các hạn chế liên quan cấp chứng chỉ và thương quyền khai thác từng bước nới lỏng tiến tới xoá bỏ hoàn toàn vào năm

2010 và kết quả là Vietnam Airlines sẽ phải đối đầu với rất nhiều hãng hàng không mạnh và đây thực sự là một thách thức rất lớn.

Mặc dù Tổng công ty Hàng không Việt Nam phải chủ động, tuy nhiên cần có định hướng và chính sách của Nhà nước, bước đi về tiến trình mở cửa thị trường hàng không trong nước phù hợp, có hiệu quả nhất khi thực hiện các Hiệp định thương mại song hoặc đa phương và với các tổ chức quốc tế, khu vực như AFTA, WTO. Ngoài ra cũng cần có thông tin đầy đủ và các chính sách của Việt Nam trong việc đẩy mạnh quan hệ ngoại giao, kinh tế với các khối thị trường khác như Liên minh EU, Nam Mỹ, v.v...

Kết luận chương III

Từ những luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng và triển khai chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá hàng không của TCT HKVN, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược. Khu vực Châu á - Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) trong thời gian tới sẽ tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất của Ngành hàng không dân dụng thế giới. Điều kiện về vị trí địa lý, sự phát triển ổn định về Kinh tế – Chính trị – Xã hội là cơ hội thuận lợi cho Vietnam Airlines phát triển. Trên cơ sở những dự báo phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hoá đi/đến Việt Nam, phân tích định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hoá của Vietnam Airlines, chúng tôi đã đề xuất 06 giải pháp chính nhằm hoàn thiện việc xây dựng và triển khai chiến lược phát triển thị trường vụ vận chuyển hàng hoá của Vietnam Airlines. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra 06 kiến nghị đối với Nhà nước và Ngành hàng không dân dụng Việt Nam tạo điều kiện để Vietnam Airlines cạnh tranh thắng lợi trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế là xu hướng tất yếu khách quan của các quốc gia trong bối cảnh thế gới hiện nay. Việt Nam, sau gần 20 năm đổi mới đã và đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế, trong đó có ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không trên thế giới cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng hàng không đang là một thách thức khó khăn lớn nhưng cũng tạo ra không ít cơ hội thuận lợi để Việt Nam Airlines vươn lên tự khẳng định mình trở thành một hãng hàng không có vị thế trong khu vực trong một thời gian không xa.

Mặc dù hoạt động chính của Việt Nam Airlines là hoạt động kinh vận chuyển hành khách, nhưng hoạt động kinh doanh vận tải hàng hoá là một phần không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của hãng. Trên cơ sở phân tích, hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về chiến lược phát triển thị trường dịch vụ nói chung và chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không nói riêng của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Xem xét những bài học kinh nghiệm phát triển thị trường của các Hãng hàng không lớn trên thế giới. Phân tích thực trạng chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá hàng không trong những năm qua, đưa ra những đánh giá nhận xét về ưu thế cạnh tranh, những hạn chế cạnh tranh và nguyên nhân sinh ra. Từ đó, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chính nhằm hoàn thiện việc xây dựng và triển khai chiến lược phát triển thị trường vụ vận chuyển hàng hoá của Vietnam Airlines. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra hệ thống các kiến nghị đối với Nhà nước và Ngành hàng không dân dụng Việt Nam tạo điều kiện để Vietnam Airlines cạnh tranh thắng lợi trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Thông qua kết quả của luận văn, chúng tôi mong muốn đóng góp phần nhỏ bé vào hoàn thiện các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường vận chuyển hàng hoá quốc tế của Vietnam Airlines. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ và thời gian có hạn chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai xót, rất mong nhận được sự góp ý của các chuyên gia, các thầy cô giáo và

bạn và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.

Cho phép tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Phạm Xuân Hậu - người hướng dẫn khoa học đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.

Chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo khoa Sau đại học-Trường Đại học Thương mại; các nhà nghiên cứu chuyên ngành, các đơn vị trong TCT HKVN đã tạo ra môi trường điều kiện và giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, các cao học viên cùng khoá, gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận luận văn tốt nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bản tin Hàng không, các số năm 2001, 2002, 2003, 2004.

2. GS.TS Nguyễn Bách Khoa và TS Nguyễn Hoàng Long (2005), Marketing Thương mại, NXB Thống kê

3. Hội đồng quản trị TCT HKVN (2001), Chiến lược phát triển dài hạn đến năm 2010 của TCT HKVN

4. Lưu Văn Nghiêm (2001), Mar keting trong kinh doanh dịch vụ, NXB Thống kê

5. Nguyễn Bách Khoa (1999), Marketing thương mại, NXB Giáo dục

6. Phạm Xuân Hậu (2001), Quản trị chất lượng dịch vụ, NXB Đại học quốc gia HN

7. Tạp chí Hàng không, các số năm 2001, 2002, 2003, 2004.

8. Andy Bruce & Ken Langdon (2004), Tư duy chiến lược, NXB Tổng hợp TP.HCM

9. Haper W Boyd (1996), Marketing Strategy Planning and Implemetation, Printer: R.R.Donnelley & Sons Company

10.Phillip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống kê 11.Phillip Kotler (1994), Marketing căn bản, NXB Thống kê

12. Các Website: - www.vietnamairlines.com.vn/www.vietnamair.com.vn - www.thaiairway.com - www.singapore.com - www.cargokoreanair.com

PHỤ LỤC 01:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá QT của Tổng công ty hàng không Việt nam (Trang 130 - 135)