- Ban tiếp thị hàng hoá: Chịu trách nhiệm nghiên cứu lập kế hoạch phát triển
HẠN CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI QUỐC TẾ
Việc tiếp cận thị trường vận tải hàng không của một hay nhiều hãng hàng không chính là bản chất và phạm vi các quyền cơ bản (kèm điều kiện hoặc hạn chế nhất định) do nhà chức trách có thẩm quyền cấp hoặc thừa nhận; cũng như các quyền phụ thuộc khác như các quyền liên quan đến phân phối sản phẩm.
Những hạn chế về tiếp cận thị trường cũng chính là những giới hạn về pháp lý cho việc gia nhập hoặc phát triển thị trường vận tải quốc tế của các hãng hàng không. Việc hạn chế tiếp cận thị trường vận tải quốc tế gồm 3 nội dung chính:
- Quyền thiết lập đường bay là một quyền tiếp cận thị trường cơ bản mô tả về mặt địa lý theo thoả thuận, hoặc kết hợp các mô tả về mặt địa lý của một hay nhiều đường bay trên đó có thể tiến hành một hay nhiều dịch vụ vận tải hàng không và mô tả thứ tự các điểm có thể phục vụ.
Quyền thiết lập đường bay là hạn chế đầu tiên của một nước đối với các hãng hàng không của nước khác khi gia nhập vào thị trường vận tải đi/đến từ nước đó. Quyền thiết lập đường bay là yêu cầu cần thiết đầu tiên nhưng một mình nó thì chưa đầy đủ mà phải đi kèm với các quyền khác nữa thì các hãng hàng không mới có thể bắt đầu khai thác thật sự thị trường vận tải đó.
- Quyền khai thác là quyền tiếp cận thị trường xác định một cách cụ thể về việc có bao nhiêu hãng hàng không có thể được chỉ định, cách thức tầu bay được khai thác, hoặc loại tàu bay nào, loại phương tiện thay thế nào có thể được sử dụng và được cấp mã hiệu chuyến bay trên các đường bay thoả thuận. Các quyền về khai thác được đề cập trong các phụ lục về đường bay trong các điều khoản hoặc trong phần ghi nhớ của các hiệp định về vận tải hàng không.
Quyền khai thác đưa ra các hạn chế cụ thể về đối tượng nào trong hiệp định hàng không có thể tiếp cận thị trường hay nói cách khác đó là cho phép hãng hàng không nào có thể tiếp cận thị trường vận tải được thoả thuận. Thông thường, quyền khai thác đưa ra các yêu cầu về tầu bay nên hạn chế đến cả khả năng khai thác
thương mại của các hãng hàng không. Ví dụ: Mỹ đã đưa ra những hạn chế khai thác đối với các máy bay Concord của Anh & Pháp, các máy bay lắp động cơ của Nga do ô nhiễm tiếng ồn. Qua những hạn chế về khai thác này đã trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thương mại và tính cạnh tranh của các hãng hàng không khác trên thị trường này.
- Thương quyền là quyền tiếp cận thị trường xác định rõ về mặt vật chất hoặc địa lý về người hoặc vật có thể được vận chuyển trên một đường bay được phê chuẩn hoặc trên những chặng của đường bay đó trong một tàu bay ( hoặc phương tiện thay thế ) được phép. Thương quyền chính là quyền vận chuyển riêng biệt hoặc kết hợp hành khách, hàng hoá và bưu phẩm.
Có các loại thương quyền sau:
Thương quyền 1: là quyền được bay qua vùng trời có chủ quyền của quốc gia khác mà không hạ cánh.
k Thương quyền 2: là quyền được hạ cánh ở một quốc gia khác không nhằm các mục đích liên quan đến vận chuyển thương mại ( hạ cánh để tiếp nhiên liệu, vệ sinh máy bay, đổi phi hành đoàn )
s Thương quyền 3: là quyền áp dụng cho vận tải hàng không quốc tế thường lệ, được trả ở quốc gia cấp phép hành khách, hàng hoá, bưu kiện từ quốc gia của hãng hàng không được cấp thương quyền.
h Thương quyền 4: là quyền được nhận hành khách, hàng hoá, bưu kiện từ quốc gia cấp phép chở về quốc gia của hãng hàng không được cấp thương quyền. g Thương quyền 5: là quyền được đón và trả hành khách tại quốc gia cấp thương
quyền hàng hoá, bưu kiện đến từ hoặc chở tới một quốc gia thứ 3.
q Thương quyền 6: là quyền được vận chuyển qua nước chủ nhà của hãng hàng không hàng hoá và hành khách giữa hai quốc gia cấp và nhận thương quyền. k Thương quyền 7: là quyền một hãng hàng không nước ngoài được khai thác
PHỤ LỤC 02: