Phân đoạn thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá hàng không:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá QT của Tổng công ty hàng không Việt nam (Trang 69 - 71)

- Ban tiếp thị hàng hoá: Chịu trách nhiệm nghiên cứu lập kế hoạch phát triển

2.2.3.1 Phân đoạn thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá hàng không:

Trên cơ sở việc phân chia thị trường hàng không quốc tế của ICAO thì vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường Hàng không hiện nay của Vietnam Airlines được chia ra thành các khu vực thị trường nhỏ như sau:

Thị trường Đông Bắc Á: Vận chuyển hàng hoá giữa Việt Nam và các nước

Đông Bắc Á bao gồm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông chiếm khoảng 51% tổng khối lượng vận chuyển hàng hoá Quốc tế, đồng nghĩa với việc thị trường này chịu cạnh tranh rất mạnh của các hãng Hàng không lớn như Korean Air (KE), Asiana Airlines (OZ), Cathay Pacific (CX), Japan Airlines (JL), China Airlines (CI), Eva Airway. Tổng khối lượng vận chuyển của thị trường năm 2004 đạt 84,178 tấn.

Bảng 2.4: Kết quả vận chuyển hàng hoá quốc tế của Vietnam Airlines - thị trường Đông Bắc Á Đơn vị 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng Tấn 40,939 57,883 59,094 61,159 75,159 84,178 Vietnam Airlines Tấn 11,463 17,365 18,910 20,794 23,707 26,936 Hãng khác Tấn 29,476 40,516 40,184 40,365 49,864 57,242 Thị phần VN % 28 30 32 34 31.5 32 Tăng trưởng % 51 9 10 14 12

(Nguồn Ban Kế hoạch & Tiếp thị Hàng hoá - TCT HKVN)

Thị trường Đông Nam Á - Nam Thái Bình Dương: là một thị trường truyền

thống, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động vận chuyển hàng hoá của Vietnam Airlines, gồm các thị trường Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippin, Indonesia, và Úc. Với việc gia nhập khối ASEAN và khối mậu dịch tự do ASEAN, lượng hàng hoá giao thương giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á ngày càng tăng, góp phần quan trọng trọng việc nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. Với các thị trường chính là Thái Lan, Singapore và Úc, thị trường này luôn chiếm khoảng 14% khối lượng vận chuyển của Việt Nam.

Bảng 2.5: Kết quả vận chuyển hàng hoá quốc tế của Vietnam Airlines - thị trường Đông Nam Á

Đơn vị 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng Tấn 13,143 11,880 11,748 14,431 19,830 29,150 Vietnam Airlines Tấn 2,760 2,970 3,272 4,618 6,700 9,911 Hãng khác Tấn 10,383 910 8,576 9,813 13,130 19,239 Thị phầnVN % 21 25 27 32 33,8 34 Tăng trưởng % 7 10 41 45 47

(Nguồn Ban Kế hoạch & Tiếp thị Hàng hoá - TCT HKVN)

Từ bảng thống kê kết quả vận chuyển trên đây cho ta thấy, năm 2004 thị trường Đông Nam Á và Nam Thái bình dương đạt được mức tăng trưởng khá cao, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2003

Bảng 2.6: Kết quả vận chuyển hàng hoá quốc tế của Vietnam Airlines - thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ

Thị trường Đơn vị 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng Tấn 29.003 31.324 34.456 39.280 46.737 60.290 Vietnam Airlines Tấn 6.381 8.327 11.272 13.166 17.010 18.370 Hãng khác Tấn 22.622 22.996 23.184 26.113 27.736 41.920 Thị phầnVN % 22 26 33 33 36 30 Tăng trưởng % 30 35 16 29 29

(Nguồn Ban Kế hoạch & Tiếp thị Hàng hoá - TCT HKVN )

Thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ: Với các thị trường chính như Pháp, Đức,

Mỹ, Canađa và các nước Tây Âu khác, thị trường này hàng năm đóng góp vào miếng bánh hàng hoá của Tổng công ty Hàng không Việt nam khoảng 34%, và là thị trường mang lại doanh thu cao do có doanh thu đơn vị bình quân cao, khoảng 2.2USD/kg. tại thị trường này, Việt Nam không chỉ khai thác tốt hàng thương quyền 3, 4 mà hàng thương quyền 6 cũng được Việt Nam khai thác rất hiệu quả, đặc biệt là khai thác hàng đi Bắc Mỹ từ các nước Đông Bắc Á hay hàng từ Châu Âu đi các nước Đông Bắc Á.

Từ kết quả khai thác trên có thể cho ta thấy tại thị trường này, tốc độ tăng trưởng luôn đạt được ở mức cao (trên 30%). Đây là một trong những thị trường tiềm năng đầy triển vọng cho các hãng hàng không khai thác nói chung cũng như Vietnam Airlines nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá QT của Tổng công ty hàng không Việt nam (Trang 69 - 71)