Một số dự báo về tình hình phát triển thị trường vận chuyển hàng hoá hàng không quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá QT của Tổng công ty hàng không Việt nam (Trang 92 - 99)

- Ban tiếp thị hàng hoá: Chịu trách nhiệm nghiên cứu lập kế hoạch phát triển

3.1.1 Một số dự báo về tình hình phát triển thị trường vận chuyển hàng hoá hàng không quốc tế.

hàng không quốc tế.

Để có thể xác định được chiến lược phát triển thị trường vận chuyển hàng hoá quốc tế đúng đắn cho Vietnam Airlines, vấn đề cần thiết là phải dự báo được sự thay đổi của môi trường, nhận thức được những lợi thế của ngành, nắm bắt được những cơ hội, chỉ rõ những lợi ích trong quá trình hội nhập quốc tế, đồng thời phải nhìn nhận những hạn chế và những khó khăn phải đối đầu trong qúa trình đó.

Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa, tham gia các tổ chức quốc tế về kinh tế, ký kết các hiệp định kinh tế, thương mại song phương và đa phương sẽ đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Ngành vận tải hàng không khu vực và trên thế giới có xu hướng phi kiểm soát hoá và tự do hoá toàn cầu trong ngành vận tải hàng không quốc tế.

Nền kinh tế thế giới tiếp tục tiềm ẩn các nguy cơ lớn bởi những biến động của các sự kiện chính trị, xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới như: ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh sắc tộc, nạn khủng bố, ảnh hưởng của các đợt dịch bệnh SARS, dịch cúm gia cầm, khủng hoảng nhiên liệu,…

Sự phát triển của Vietnam Airlines được đặt trong bối cảnh Việt Nam sẽ tiếp tục đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời với việc ngày càng nâng cao uy tín và ảnh hưởng trong hội nhập ASEAN, tham gia APEC và đàm phán gia nhập WTO. Việt nam tiếp tục khẳng định đường lối hội nhập, tăng cường quan hệ quốc tế đa phương trong khuôn khổ khu vực và toàn cầu, phù hợp với xu thế toàn cầu hoá của kinh tế thế giới.

Kinh tế nước ta đang đạt mức tăng trưởng và phát triển khá ổn định, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng tiến triển theo chiều hướng tích cực, đang chuẩn bị và tiến gần đến tiến trình gia nhập WTO, đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ hứa hẹn việc trao đổi giao lưu hàng hóa giữa hai nước ngày càng phát triển dẫn đến việc giao lưu hàng hóa bằng đường hàng không tăng trưởng cao đặc biệt lượng hàng xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Việt Nam.

Môi trường đầu tư trong nước tiếp tục tốt lên, những chính sách theo chiều hướng ưu đãi các nhà đầu tư hơn, tiến hành cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá thủ tục cấp giấy phép đầu tư... sẽ giúp cho đầu tư nước ngoài tại Việt nam sớm vượt qua giai đoạn suy giảm và từng bước tăng trưởng trở lại. Theo các chuyên gia mức tăng trưởng dự tính của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta từ nay đến năm 2010 là khoảng 5 % đến 7%/năm.

Mạng lưới giao thông vận tải tiếp tục được đầu tư phát triển: nâng cấp hệ thống quốc lộ, xây dựng các trục đường bộ liên Á, mở các tuyến đường sắt nối ASEAN với Trung Quốc, cơ sở hạ tầng của các Cảng hàng không tiếp tục được đầu tư mở rộng và nâng cấp,… đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống sản phẩm hàng hoá kết hợp “Đường bộ - Đường sắt - Đường không”, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá đang tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường.

Vận chuyển hàng không nói chung, vận chuyển hàng hoá nói riêng đến 2010 sẽ vẫn tăng trưởng mạnh. Cùng với chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động giao thương xuất nhập khẩu, cải thiện môi trường kinh doanh, Việt Nam sẽ dần trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây sẽ là một sự hứa hẹn về một thị trường vận tải hàng không phát triển sầm

uất tại Việt Nam. Trong thời gian không xa, Việt Nam sẽ trở thành điểm trung chuyển vận chuyển hàng hoá trong khu vực và trên thế giới.

Bảng 3.1: Dự báo thị trường dịch vụ vận tải hàng hoá quốc tế đi/đến Việt Nam đến 2010 Năm Tấn % tăng 2004 146,672 2005 161,339 9 2006 180,699 12 2007 198,768 10 2008 214,669 8 2009 233,989 9 2010 252,708 8

(Nguồn: Ban Kế hoạch Đầu tư - TCT HKVN)

Bảng 3.2: Mục tiêu vận chuyển hàng hoá quốc tế của Vietnam Airlines đến năm 2010

Năm Tấn % tăng trưởng

2005 70,980 8 2006 79,497 12 2007 86,651 9 2008 95,316 10 2009 104,847 10 2010 115,331 10

(Nguồn: Ban Kế hoạch & Tiếp thị hàng hoá - TCT HKVN)

Tình hình kinh tế xã hội ổn định, cùng với sự phụ hồi về kinh tế quả các quốc gia trong khu vực là điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường vận tải quốc tế. Theo dự báo từ nay đến năm 2010, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn đảm bảo được mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7-8%/năm, tăng trưởng FDI khoảng 5-7%/năm, tổng thị trường vận chuyển hàng hoá hàng không vẫn tiếp tục tăng trưởng đặc biệt là hàng hoá trao đổi giữa Việt Nam với Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc. Dự báo với mức tăng trưởng giai đoạn 2005 đến 2010 là từ 8 - 10%/năm.

Thị trường vận tải quốc tế ra vào Viện Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhưng không ổn định. Cùng với chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài trở về đầu tư và phục vụ tổ quốc và tiềm năng phát triển thương mại dịch vụ, đầu tư, tài chính của khu vực, thị trường Việt

nam đang trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Nền kinh tế Việt Nam đang vận động với xu hướng mở hơn, thông thoáng hơn đối với người nước ngoài. Điều này hứa hẹn thị trường quốc tế của Vietnam Airlines sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong những năm tới. Kết quả dự báo chiến lược đến năm 2010, Vietnam Airlines sẽ khai thác ước tình trung bình được 92,103 tấn hàng hoá quốc tế, chiếm 32% thị phần, doanh thu hàng quốc tế trung bình đạt 107.398 nghìn USD.

Những thay đổi của tình hình kinh tế-xã hội trong nước và trên thế giới sẽ hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội, cũng như nhiều thách thức cũng đang đặt ra cho vận tải hàng không nói chung, vận tải hàng hoá hàng không nói riêng.

Những cơ hội, thách thức đối với Việt Nam Airlines về phát triển vận chuyển hàng hoá trong thời gian tới

Những cơ hội: Trong những năm tới, Vietnam Airlines có nhiều cơ hội lớn để

khôi phục sự phát triển ổn định, vững chắc, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước và hội nhập kinh tế Quốc tế. Việt Nam có những yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị rất thuận lợi. Chính sách đổi mới của Đảng từ Đại hội VI đến nay đã phát huy tác dụng, nền kinh tế từ những năm '90 trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng cao, ổn định sẽ là nền tảng cho sự phát triển của Vietnam Airlines trong tương lai gần. Hơn nữa, ngành hàng không là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước giai đoạn đến 2020 được Nhà nước chú trọng đầu tư. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì xu hướng đi lại giữa các nước và nước ta sẽ tăng hơn trước; các nhu cầu về giao dịch buôn bán, thương mại cũng sẽ tăng lên. Dân số Việt Nam khá đông, hiện tại khoảng trên 80 triệu người và dự tính đến 2020 vào khoảng 104,2 triệu người. Điều đó hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng, mặc dù hiện nay thu nhập của đại bộ phận nhân dân còn thấp chưa phải là thị trường tốt của ngành hàng không nhưng chắc chắn điều này sẽ thay đổi cùng với sự đi lên của nền kinh tế.

Cùng theo xu hướng hội nhập với khu vực và thế giới, các quan hệ đối ngoại của nước ta cũng không ngừng được củng cố và mở rộng. Điều đó được thể hiện ở các hoạt động hợp tác đầu tư hay ký kết nhiều hiệp định song phương, đa phương trên nhiều lĩnh vực khác nhau giữa Việt Nam và các nước. Quan điểm mở cửa của

Nhà nước ta đã khiến cho quan hệ quốc tế giữa Việt nam và nhiều quốc gia không ngừng được mở rộng, mở ra cả một thị trường rộng lớn cho Vietnam Airlines, mở rộng giao lưu, buôn bán, thông thương giữa Việt Nam với thế giới. Đáng chú ý nhất là việc ta đã ký kết được hiệp định thương mại chính thức với Mỹ vào ngày 17/3/2000. Đây chắc chắn sẽ là một cơ hội tốt cho Vietnam Airlines có thể vươn tới thị trường Bắc Mỹ đầy tiềm năng nhưng đồng thời cũng đặt ra trước mắt hãng những thách thức không kém phần lớn lao để có thể giành được một thị phần nhất định trên các tuyến bay này.

Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển vận tải hàng không do nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động nhất và có nhịp độ tăng trưởng cao nhất về vận tải hàng không. Việt nam có vị trí địa lý rất quan trọng trong khu vực - là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á. Về mặt hàng không, vị trí thuận lợi đó khiến Việt nam có thể trở thành một trung tâm chuyển quan trọng của khu vực, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển thị trường vận tải quốc tế. Xu hướng tăng trưởng mạnh trong một số năm tới là thời cơ quan trọng để phát triển của Vietnam Airlines nói chung và vận tải hàng hoá nói riêng.

Dự báo trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 thị trường Đông Bắc Á và thị trường Châu Âu sẽ vẫn là thị trường quốc tế trọng điểm của vận chuyển hàng không của TCT HKVN nói chung, vận chuyển hàng hoá quốc tế nói riêng. Các loại máy bay hiện đại nhất, có tải trọng lớn như B7E7, B777, B747F, A380, A340 sẽ được đưa vào khai thác trên các thị trường này và khi đó sẽ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng không nói chung, vận chuyển hàng hoá hàng không nói riêng của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Bên cạnh những cơ hội đang hứa hẹn một sự phát triển ổn định cho vận tải hàng hoá hàng không, nhiều thách thức trước mắt cũng đặt ra cho vận tải hàng hoá hàng không sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.

Những thách thức: Là một hãng hàng không còn khá non trẻ trong bối cảnh

của nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn đang phát triển, Vietnam Airlines không tránh khỏi những hạn chế và khó khăn trong qúa trình xây dựng, trưởng thành và hội nhập. Đó là cơ sở vật chất, hạ tầng thấp kém, thiếu thốn nghiêm trọng, khả

năng tài chính hạn hẹp, năng lực quản lý hạn chế, thiếu kinh nghiệm, cơ chế chính sách còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa ổn định. Quá trình hội nhập kinh tế đối với sự phát triển của Vietnam Airlines cũng tiềm ẩn những nguy cơ không kém phần gay gắt.

Nguồn vốn đầu tư quá hạn chế so với nhu cầu thực tế dẫn đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ so với các hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới. Vận tải hàng không cần một lượng vốn đầu tư rất lớn, dự tính nhu cầu về vốn cho phát triển của Vietnam Airlines từ nay đến năm 2010 khoảng trên 5 tỷ USD. Khả năng tái đầu tư bằng vốn tích luỹ nội bộ của các Hãng hàng không là rất khó, trong khi vốn ngân sách đầu tư cho ngành còn chưa tương xứng vừa ít về tổng mức, lại không hợp lý về cơ cấu giữa vốn lưu động và vốn cố định; việc tìm các nguốn vốn vay, tài trợ cũng rất khó khăn. Hạ tầng cơ sở, trang thiết bị còn thấp kém, thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu trong môi trường mới khi mở cửa thị trường hàng không. Trừ các sân bay quốc tế luôn được cải tạo, nâng cấp; các sân bay còn lại của Việt Nam hầu hết đều được xây dựng trước chiến tranh và chủ yếu là phục vụ dã chiến cho chiến tranh, nhiều năm nay không được đầu tư đúng mức và khai thác trở lại, nay đã xuống cấp nghiêm trọng, không đủ khả năng để tiếp nhận các loại máy lớn, hiện đại. Các sân bay quốc tế, tuy được cải tạo, nâng cấp nhưng năng lực vận chuyển vẫn còn nhiều hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển.

Trên thị trường quốc tế, Vietnam Airlines đang phải cạnh tranh trực tiếp với khoảng hơn 20 hãng hàng không có tên tuổi khai thác thường xuyên và sắp tới là các hãng hàng không khổng lồ của Mỹ (Continental Airlines, United Airlines, …). Các hãng hàng không cạnh tranh với Vietnam Airlines đều có tiềm lực mạnh về tài chính, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, cung ứng các dịch vụ tốt và rất ổn định. Tuy thị trường quốc tế của Vietnam Airlines ở khu vực năng động của thế giới có tốc độ phát triển vận tải hàng không nhanh, bên cạnh đó với các trung tâm kinh tế, thương mại lớn của thế giới và khu vực như Singapore, Hongkong, Thailand với các tiềm năng, kinh nghiệm và ổn định bạn hàng, nên mức độ cạnh tranh là rất gay gắt. Ngay trong khu vực Hãng đã phải cạnh tranh trực tiếp với các hãng tên tuổi lớn của ngành hàng

không thế giới như: Singapore Airlines, Thai Airways, Cathay Pacific. Để tồn tại trên thị trường có mức độ cạnh tranh cao và các đối thủ mạnh là những thách thức lớn, Vietnam Airlines phải đối mặt tìm con đường phát triển thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiến tới có thể cạnh tranh thắng lợi với các hãng hàng không trong khu vực.

Nhà nước đã giảm dần hậu thuẫn đặc biệt là hỗ trợ về tài chính hầu như bị cắt bỏ. Với quy mô như hiện nay, nếu không có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước thì Vietnam Airlines khó có thể tích luỹ để có thể phát triển đội bay của mình và nâng cao năng lực vận tải. Cho đến hiện nay, nhà nước vẫn có các ưu đãi và bảo hộ nhất định về mặt chính sách. Tuy nhiên sự hậu thuẫn này sẽ không kéo dài cùng với xu thế hội nhập và việc kýkết các hiệp định hàng không, Nhà nước cũng không thể bảo hộ bằng các chính sách được nữa. Từ nay đến năm 2010, chính sách điều tiết của Việt Nam sẽ theo hướng nới dần sự bảo hộ của Nhà nước, phi điều tiết từng phần trong khuôn khổ ASEAN, tự do hoá trong khuôn khổ APEC, thị truờng vận tải quốc tế sẽ trở nên mở rộng nhưng cũng cạnh tranh hơn rất nhiều.

Các chính sách đối với ngành hàng không cũng chưa ổn định cũng là khó khăn rất lớn cho hoạt động của Vietnam Airlines. Ngành khàng không đang trong quá trình biến đổi, vận động trong cơ cấu tổ chức quản lývà những điều chỉnh trong chính sách nên vẫn chưa có được sự ổn định cả về mặt cơ cấu tổ chức và chính sách nhất quán. Trong vòng 6 năm từ năm 1990 đến 1996, ngành hàng không đã 3 lần thay đổ cơ cấu tổ chức và lần gần đây nhất là năm 2004. Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách và ổn định về mặt tổ chức để có thể quản lý tốt hoạt động của ngành tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không. Chính vì các chính sách chưa phù hợp mà Vietnam Airlines chưa thể xây dựng được những chiến lược, kế hoạch lâu dài do ảnh hưởng quá nhiều từ sự điều chỉnh của các chính sách. Ngoài ra hàng không là ngành chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền kinh tế bao cấp nên vẫn còn những quan điểm và kiểu quản lý theo cơ chế cũ: trình độ, kinh nghiệp quả lý còn chưa đáp ứng được nhu cầu về quản lý trong môi trường kinh doanh mới.

3.1.2 Định hướng chiến lược phát triển thị trường vận chuyển hàng hoá quốc tế của Vietnam Airlines đến năm 2010.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá QT của Tổng công ty hàng không Việt nam (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w