Chiến lược phát triển thị trường theo chiều rộng:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá QT của Tổng công ty hàng không Việt nam (Trang 72 - 73)

- Ban tiếp thị hàng hoá: Chịu trách nhiệm nghiên cứu lập kế hoạch phát triển

2.2.4.1 Chiến lược phát triển thị trường theo chiều rộng:

Vietnam Airlines đã có những cố gắng lớn trong việc phát triển thị trường theo chiều rộng, thể hiện qua việc tạo ra mạng đường bay ngày càng rộng, phạm vi thị trường cũng không ngừng tăng lên. Với xuất phát điểm chỉ với 02 đường bay đi Trung Quốc và Liên Xô ( cũ ) trong những năm đầu, hiện nay Vietnam Airlines đã phát triển mạng đường bay đến hơn 20 thành phố lớn trên thế giới và hầu hết là các trung tâm giao lưu quốc tế quan trọng của thế giới. Vietnam Airlines đang nghiên cứu và xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất để mở đường bay xuyên lục địa đến các thành phố lớn thuộc Bắc Mỹ, Châu Âu bên cạnh đó vẫn duy trì việc mở rộng thị trường thông qua các hợp đồng trao đổi, mua chỗ đối với các hãng hàng không khác.

Phát triển mạng đường bay là một chính sách quan trọng nhất để phát triển được thị trường vận tải quốc tế theo chiều rộng. Với những cố gắng vượt bậc trong

thời gian qua, Vietnam Airlines đã tích cực xây dựng và mở rộng mạng đường bay của mình. Mạng đường bay rộng không chỉ phục vụ tốt cho các khách hàng của một thị trường mà đồng thời có thể lôi kéo được khách hàng từ các thị trường khác nữa. Trong năm 2002, Vietnam Airlines đã đàm phán và bắt đầu thực hiện khai thác đường bay thẳng Hà Nội - Tokyo. Đây được coi là một bước tiến rất quan trọng trong việc mở rộng được thị trường hoạt động của Vietnam Airlines. Do lượng đầu tư, thương mại của Nhật vào Việt Nam tương đối lớn nên việc phát triển được đường bay thẳng Hà Nội - Tokyo đã tạo ra tiền đề rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của Vietnam Airlines.

Một chính sách khác được Vietnam Airlines áp dụng để phát triển thị trường vận tải quốc tế theo chiều rộng đó là việc thông qua hợp tác liên kết với các hãng hàng không khác để vươn tới các thị trường mà Hãng chưa trực tiếp bay đến. Đối với thị trường Bắc Mỹ thì mặc dù không có máy bay trực tiếp bay đến Mỹ nhưng Hãng đã bay đến Taipei và mua tải cứng của China Airlines, Aseana Airlines; ký kết các hợp đồng SPA với Korean Airlines, Canada Air, Continental Airlines,.. để khai thác hàng đi các điểm thuộc Bắc Mỹ. Đối với thị trường Châu Âu, Vietnam Airlines chuyển hàng trực tiếp đi Paris, Frankfurt, mua dịch vụ của hãng vận chuyển mặt đất như SFS, DHL,..; ký các hợp đồng SPA với các hàng hàng không Châu Âu như Air France, Bristish Airways,.. khai thác hàng đi hầu hết các thành phố lớn ở Châu Âu. Như vậy, mặc dù Hãng không trực tiếp tham gia khai thác nhưng thông qua hình thức mua chỗ Vietnam Airlines đã thực hiện việc phát triển thị trường theo chiều rộng tới những điểm chưa cho phép trực tiếp khai thác.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá QT của Tổng công ty hàng không Việt nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w